Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là "con đường sống còn"

Sáng 24/11, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng theo hình thức trực tuyến.

20211124085513-ct.jpg

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Tham dự Hội nghị có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; nguyên Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng.

Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo các Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội của Trung ương; đại diện lãnh đạo Liên hiệp hội, hội chuyên ngành về văn hóa nghệ thuật Trung ương, các nhà khoa học, nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu.

TBT.jpg

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: nhandan.vn

Dự tại điểm cầu Trung ương có đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Phạm Anh Tuấn, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ TT&TT; tham dự  tại điểm cầu Trụ sở Bộ TT&TT 18 Nguyễn Du (Hà Nội) có đại diện Ban cán sự Đảng, Đảng ủy Bộ TT&TT; lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ.
TCanh.jpg
Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra trong ngày 24/11 với nhiều nội dung quan trọng
nhằm đưa ra những giải pháp chấn hưng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Ảnh: nhandan.vn 

Như vậy, 75 năm sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946), Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 có một ý nghĩa rất quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc để bước sang một thời kỳ mới, tập trung phát triển nhanh và bền vững đất nước. 

Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần này nhằm đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045.

44-1637723298288.jpg

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: nhandan.vn

Hội nghị là diễn đàn để lắng nghe và là dịp cổ vũ, động viên các các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất trong ý chí, hành động; liên kết các lực lượng làm công tác văn hóa, văn nghệ trong và ngoài nước tạo thành một mặt trận đồng lòng, dốc sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại, triển khai thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

IMG-20211124-081006.jpg

10.jpg

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu tham quan Triển lãm
"Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" trước giờ khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Trước khi diễn ra Hội nghị, các đại biểu đã tham quan, nghe giới thiệu về Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Với sự chuẩn bị công phu, chu đáo, triển lãm quy tụ 320 tác phẩm ảnh nghệ thuật tiêu biểu; 123 tài liệu hiện vật quý hiếm được trưng bày theo 6 chuyên đề theo dòng chảy văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.

Trong đó có nhiều hiện vật quý được giới thiệu tới người xem như: tạp chí Tiên Phong của Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam - Hà Nội số ra ngày 10/11/1945 trong đó có đăng Đề cương Văn hóa Việt Nam của Đảng Cộng sản Đông Dương.

IMG-20211124-082319.jpg

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội nghị trình bày
Báo cáo tổng kết 35 năm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam kể từ công cuộc đổi mới. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Sách Một nền văn hóa mới in bài viết của hai tác giả Nguyễn Hữu Đang và Nguyễn Đình Thi giới thiệu về tình hình, triển vọng của văn hóa Việt Nam dưới thời Pháp thuộc và chương trình kiến thiết một nền văn hóa Việt Nam mới trong tương lai in lần thứ hai năm 1945.

20211124-l2.jpg

Điểm cậu tại Trụ sở Bộ TT&TT

Những nhạc cụ tự chế của bộ đội Cụ Hồ để phục vụ các chiến sĩ nơi chiến trường được trưng bày cho thấy văn hóa văn nghệ luôn được sử dụng như một vũ khí tinh thần mạnh mẽ đồng hành cùng dân tộc trong những cuộc chiến tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc.

Nhiều hiện vật về Bác như bộ sưu tập thiệp chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tượng Chân dung Bác Hồ của nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim sáng tác năm 1946, đôi guốc mộc, bộ quần áo nâu cho thấy sự giản dị của Bác Hồ - một nếp văn hóa đẹp.

Nghị quyết của UNESCO (năm 1987) tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, đĩa hát do bộ trưởng Bộ Văn hóa Liên Xô tặng Bác Hồ…

Các tham luận trình bày tại hội nghị và 150 tham luận gửi tới Ban Tổ chức hội nghị góp phần làm sâu sắc hơn vị trí, vai trò của văn hóa, những thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm và giải pháp nhằm chấn hưng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trong giai đoạn mới.

Tại hội nghị, các đại biểu xem phim tài liệu và tham quan triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”; các tham luận của các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế; Lê Hồng Quang, Bí thư Tỉnh ủy An Giang; đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; các đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ: Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang, Nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thúy Mùi.

(mic.gov.vn)

Ngày 23/11/2021, Bộ Quốc phòng đã ban hành Kế hoạch số 4661/KH-BQP tổ chức Hội thảo khoa học trực tuyến cấp Bộ Quốc phòng Kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Hoà Bình (10/12/1951 – 10/12/2021).

Chiến dịch Hoà Bình (10/12/1951 – 25/02/1952) trên địa bàn Hòa Bình – Sông Đà – Đường 6, được phối hợp chặt chẽ với chiến trường sau lưng địch ở Trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình đã phá tan âm mưu địch đánh chiếm vùng tự do Hòa Bình, giữ vững đường giao thông liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu 4; góp phần đẩy mạnh chiến tranh du kích, giành lại quyền chủ động chiến lược và chiến dịch trên chiến trường Bắc Bộ.

 Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Hoà Bình, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Tỉnh uỷ Hòa Bình tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng với chủ đề: “Chiến thắng Hòa Bình – Thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng và bài học lịch sử”.

 Mục đích Hội thảo nhằm khẳng định và làm rõ: Bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế, đặc biệt là tình hình ba nước Đông Dương; âm mưu, thủ đoạn tiến công chiếm đóng và xây dựng hệ thống phòng thủ của thực dân Pháp ở khu vực Hòa Bình – Sông Đà – Đường 6. Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Trung ương Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Tổng Quân uỷ và với sự linh hoạt, nhạy bén nắm bắt thời cơ, quyết đoán mở chiến dịch tiến công Hòa Bình tiêu diệt thực dân Pháp khi chúng tiến hành đánh chiếm khu vực Hòa Bình – Sông Đà - Đường 6. Những nét đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo và điều hành chiến tranh của Trung ương Đảng, Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng Tư lệnh trong Chiến dịch Hòa Bình; sự phát triển của nghệ thuật quân sự; vai trò, đóng góp của lực lượng vũ trang và Nhân dân trên cả mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch trong Chiến dịch Hòa Bình. Tầm vóc, ý nghĩa, những kinh nghiệm và bài học lịch sử; vận dụng và phát huy những bài học kinh nghiệm vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

 Nội dung Hội thảo:

 Chủ trương, đường lối, sự lãnh đạo, chỉ huy và điều hành chiến dịch đúng đắn, sáng tạo của Trung ương Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng Tư lệnh trong Chiến dịch Hòa Bình.

 Diễn biến và những nét nổi bật về thành công xuất sắc của Đảng trong chỉ đạo chiến lược; sự trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam; sự phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật tổ chức chỉ huy và thực hành chiến dịch.

 Vai trò, đóng góp của các lực lượng vũ trang, của đồng bào các giới, các dân tộc, các lực lượng tham gia Chiến dịch Hòa Bình.

 Tầm vóc, ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của Chiến dịch Hòa Bình; sự vận dụng và phát huy những bài học đó trong sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.

Tỉnh uỷ Hoà Bình

Ngày mai (24/11), Ban Tuyên giáo Trung ương cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tại Thủ đô Hà Nội.

Nhân dịp này, phóng viên đã phỏng vấn đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc để làm rõ những vấn đề đặt ra tại Hội nghị quan trọng này.

20211123082242-qt2.jpg

Đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Xin đồng chí cho biết ý nghĩa và những nội dung chính của Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng?

Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần này nhằm đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045.

Hội nghị là diễn đàn để lắng nghe và là dịp cổ vũ, động viên các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất trong ý chí, hành động; liên kết các lực lượng làm công tác văn hóa, văn nghệ trong và ngoài nước tạo thành một mặt trận đồng lòng, dốc sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại, triển khai thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Trên cơ sở khẳng định vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với đời sống xã hội, xin đồng chí nói rõ hơn về sự quan tâm của Đảng đối với công tác văn hóa, đặc biệt là trong Nghị quyết XIII của Đảng.

Ngay từ khi ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ba mặt trận quan trọng của cách mạng nước ta là chính trị, kinh tế và văn hóa. Kết luận số 76-KL/TW, ngày 4/6/2020 “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI” nhấn mạnh “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta tiếp tục xác định quan điểm chỉ đạo “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên…”. Định hướng phát triển đất nước 2021-2030 “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”. Như vậy, nhiệm kỳ Đại hội XIII đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế”.

Đại hội XIII yêu cầu nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, chuẩn mực con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Việc thực hiện yêu cầu này sẽ được triển khai như thế nào, thưa đồng chí?

Hệ giá trị quốc gia lần đầu tiên được xác định trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, giữ vai trò chi phối, bao trùm hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam, chuẩn mực văn hóa cụ thể của con người Việt Nam và hệ giá trị gia đình Việt Nam. Đây là vấn đề mới, cần được nghiên cứu, xác định. Thời gian qua, việc nỗ lực đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam đã được tiến hành công phu, đang tiếp tục mở ra các hướng đúc kết và xây dựng mới. Tất cả các kết quả nghiên cứu đang ở dạng đề xuất, gợi mở với nhiều phương án khác nhau. Để thực hiện những yêu cầu Đảng đề ra, cần thiết xác định một hệ giá trị được sự đồng thuận cao, được khẳng định là những giá trị định hướng cho toàn xã hội và từ đó tổ chức triển khai đồng bộ, bài bản, thực tiễn, cụ thể và kiên trì trong thực tiễn đời sống.

Việc biến nhận thức thành hành động và hiện thực hóa các hệ giá trị của con người Việt Nam trong thời đại mới chính là công việc cần triển khai. Trong đó, tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Từng bước khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam; xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Đồng thời tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc. Hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người có thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiến bộ, nhân văn. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn. Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, nhân cách, lối sống của con người. Gắn xây dựng, rèn luyện đạo đức với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân...

Đại hội XIII của Đảng xác định: “Lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam làm nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”. Xin đồng chí cho biết những chủ trương, định hướng phát triển văn hóa và con người trong giai đoạn mới để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh phát triển đất nước; trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chúng ta cần phải tập trung vào những nội dung nào, thưa đồng chí?

Trong giai đoạn mới, tập trung hoàn thiện thể chế văn hóa, thực hiện vai trò kiến tạo của Nhà nước bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ, tâm hồn, thể chất; nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp đạo đức, lối sống. Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế. 

Phát huy vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong xây dựng văn hóa và hoàn thiện nhân cách con người. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa, tăng cường khả năng tiếp cận văn hóa của người dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội; huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm hoàn thiện các thiết chế văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, văn hóa các dân tộc thiểu số, phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật, phát huy các giá trị tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng, phát triển truyền thông đại chúng, truyền thông mới, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, tăng cường hiệu quả nghiên cứu khoa học về văn hóa, nghệ thuật; xây dựng và quản lý thị trường văn hóa, phát triển công nghiệp văn hóa, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác quốc tế, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Về định hướng phát triển văn hóa và con người trong giai đoạn mới, theo tôi thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của phát triển văn hóa, xây dựng con người, trách nhiệm, năng lực của các cấp ủy đảng, chính quyền về vai trò của văn hóa và con người trong phát triển bền vững đất nước, xác định phát triển văn hóa, xây dựng con người là một nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng con người với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng cấp…

Thứ hai, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về văn hóa, đổi mới tư duy quản lý văn hóa, cải cách bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa ở Trung ương và địa phương, đề cao vai trò, vị trí, nhiệm vụ của cấp cơ sở. Tập trung đầu tư các thiết chế văn hóa quy mô quốc gia, đồng bộ hóa hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, tạo hệ thống dịch vụ văn hóa công hiện đại, phù hợp đặc thù vùng, miền, dân tộc; ưu tiên đầu tư xây dựng, tổ chức hoạt động các thiết chế văn hóa cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; phát huy vai trò của chủ thể văn hóa trong xây dựng, tổ chức hoạt động tại các thiết chế văn hóa cơ sở, không áp đặt, khuôn mẫu; khuyến khích thành lập và tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ phát triển, hoạt động các thiết chế văn hóa ngoài công lập.

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực ngành Văn hóa, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng chính sách sử dụng cán bộ văn hóa hợp lý, phù hợp với chuyên môn, trình độ, năng lực ở tất cả các cấp quản lý. Hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đặc thù đối với trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân. Đầu tư phát triển các trường văn hóa nghệ thuật trên cả nước theo định hướng mới, khoa học, hiện đại, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân tham gia giảng dạy các ngành nghệ thuật đặc thù. Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh các bộ môn nghệ thuật truyền thống dân tộc.

Thứ tư, xây dựng văn hóa trong chính trị, trong kinh tế. Chú trọng xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Coi trọng xây dựng văn hóa trong kinh tế. Tạo lập môi trường văn hóa pháp lý, thị trường sản phẩm văn hóa minh bạch, tiến bộ, hiện đại để các doanh nghiệp tham gia xây dựng, phát triển văn hóa. Phát huy ý thức và tinh thần dân tộc, động viên toàn dân, trước hết là các doanh nghiệp, doanh nhân xây dựng, phát triển các thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thứ năm, phát triển thị trường văn hóa, các ngành công nghiệp văn hóa để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận, hưởng thụ của người tiêu dùng và thị trường ngoài nước. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các ngành công nghiệp văn hóa gắn với ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại; nâng cao hàm lượng khoa học kỹ thuật trong chuỗi sản xuất sản phẩm, dịch vụ của các ngành công nghiệp văn hóa; phát triển mạng lưới doanh nghiệp. Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ văn hóa. Xây dựng và phát triển thị trường sản phẩm dịch vụ văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài. Tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc tế tại Việt Nam trở thành các sự kiện thường niên, có uy tín khu vực và thế giới.

Thứ sáu, tập trung nguồn lực từ Nhà nước và các thành phần kinh tế khác đầu tư cho phát triển văn hóa, xây dựng con người. Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế, phí đối với các cơ sở đào tạo và thiết chế văn hóa do khu vực tư nhân đầu tư, đặc biệt là ở vùng còn khó khăn. Khuyến khích hình thành các quỹ đào tạo, khuyến học, phát triển nhân tài, quảng bá văn học nghệ thuật, phát triển điện ảnh, hỗ trợ xuất bản. Xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm. Các địa phương, các cơ quan, công sở, trường học, khu công nghiệp, doanh nghiệp, khu dân cư... có thiết chế văn hóa phù hợp để người dân tham gia hoạt động và hưởng thụ văn hóa.

Thứ bảy, phát triển văn học, nghệ thuật đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xây dựng con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Chú trọng công tác quản lý các loại hình thông tin trên mạng Internet để định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho thanh niên, thiếu niên...

Thứ tám, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về văn hóa, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới. Phát huy tài năng, tâm huyết của trí thức, văn nghệ sĩ người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tham gia phát triển văn hóa của đất nước, trở thành cầu nối quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam. Chú trọng truyền bá văn hóa Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam. Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; hỗ trợ quảng bá nghệ thuật quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài.

Trân trọng cảm ơn đồng chí!

Theo TTXVN

Trong thời gian qua, các cơ quan báo chí và lực lượng Công an cơ sở đã có mối quan hệ chặt chẽ, tích cực trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và là lực lượng xung kích trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

1.Vai trò của Báo chí trong sứ mệnh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Trong suốt quá trình lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm, xem báo chí như một thứ vũ khí tư tưởng sắc bén, là tiếng nói của Đảng và Nhà nước và cũng là diễn đàn xã hội rộng lớn của nhân dân. Trên cả một chặng đường dài, lịch sử báo chí cách mạng luôn gắn liền với những mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc. Báo chí Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc suốt chiều dài 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những người làm báo đã vượt lên tất cả mọi khó khăn, không tiếc thân mình, có mặt trên tất cả mặt trận để kịp thời phản ánh mọi diễn biến của cuộc chiến. Sau ngày thống nhất đất nước, báo chí ở nước ta đã phát triển một cách nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng, hình thành hệ thống thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình rộng khắp cả nước với nội dung ngày càng phong phú, hiệu quả, hình thức đẹp, sinh động và hấp dẫn.
cong-an-dau-tranh.jpg
Ngành Công an tổ chức nhiều hoạt động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Ảnh: cand.com.vn

Với số lượng đông đảo, thời gian qua các cơ quan báo chí đã thể hiện rõ vai trò quan trọng trong tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; không ngừng nỗ lực, tích cực trong tuyên truyền những vấn đề lớn của đất nước; định hướng văn hóa, thẩm mỹ cho bạn đọc; tích cực thông tin, tuyên truyền phản ánh thực tiễn đời sống xã hội, góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, quảng bá hình ảnh, uy tín của đất nước, con người Việt Nam.

Thời gian qua, các cơ quan báo chí đã tiên phong trong việc xây dựng và đăng tải các tuyến tin chuyên sâu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đi đầu tranh trực diện phản bác các quan điểm sai trái, thù địch một cách sắc bén, hiệu lực, hiệu quả. Tiêu biểu như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tạp chí Tuyên giáo Thông tấn xã Việt Nam, Báo Quân đội Nhân dân, Báo Công an nhân dân, Tạp chí Lý luận chính trị và nhiều cơ quan báo chí  ngành, địa phương… đã kịp thời tổ chức các chuyên mục, tin bài đấu tranh vạch trần các âm mưu, luận điệu sai trái của thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, giúp cho nhân dân và người đọc có sự nhìn nhận đúng đắn, khách quan.

Là một bộ phận của Báo chí cách mạng Việt Nam, báo chí Công an Nhân dân luôn chủ động nắm những âm mưu, phương thức thủ đoạn của các thế lực thù địch. Qua thống kê từ năm 2010 – 2016, trên các ấn phẩm của 6 cơ quan Báo chí CAND (Báo CAND, Tạp chí CAND, Truyền hình ANTV, Báo ANTĐ, Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh, Báo Công an thành phố Đà Nẵng) đã có tổng cộng 1.588 tin, bài có chủ đề đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Truyền hình CAND (ANTV) nhiều năm nay đã duy trì chuyên mục “Chuyển động cuộc sống”, “Phim tài liệu”, “Đối thoại trường quay”, “Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) – Những việc cần làm ngay”. Từ năm 2018 đến nay, đã phát sóng 476 tin, bài, 128 chuyên mục “Chuyển động cuộc sống” và 66 phim tài liệu, phản bác những luận điệu xuyên tạc, phá hoại nội bộ của các thế lực thù địch.

Các cơ quan báo chí đã triển khai đồng bộ các giải pháp, cả về tổ chức, lực lượng, nội dung, hình thức để đấu tranh, chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phản ánh các chủ đề “nóng”, viết đúng, trúng vấn đề. Nhất là thời gian qua, đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, các cơ quan báo chí đã phát huy sức mạnh tổng hợp, kịp thời phản ánh chân thực sự nguy hiểm của dịch bệnh, tuyên truyền các đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ban, ngành đặc biệt là Bộ Y tế. Qua đó, đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và hành động của người dân trong phòng chống dịch bệnh Covid 19 đạt được hiệu quả cao và được các nước trên thế giới ghi nhận, đánh giá cao và được ví như hình mẫu để cho các nước học tập.

2.Vai trò của lực lượng Công an cơ sở trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù  địch

Ngay từ những ngày đầu thành lập chính quyền Cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm, chăm lo xây dựng lực lượng Công an cơ sở ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, trong đó đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và củng cố tổ chức và hoạt động của Công an xã, cụ thể: Ngày 23/6/1999 Chính Phủ ban hành Nghị quyết số 40/1999/NĐ-CP Quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của lực lượng Công an xã; Thông tư số 08/2010/TT-BCA ngày 08/4/2010 của Bộ Công an quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Công an xã ngày 21 tháng 11 năm 2008 và đặc biệt là Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15/3/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thực hiện tinh thần Nghị quyết, Đảng ủy Công an Trung ương đã có Văn bản số 594/CV-ĐUCA gửi các Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc trung ương về việc bố trí Công an chính quy đảm nhận chức danh Công an xã. Cho đến nay, các địa phương trong toàn  quốc cơ bản đều đã hoàn thành việc bố trí Công an xã chính quy tại 100% các xã, thị trấn với gần 30.000 cán bộ. Cùng với đó, lực lượng Công an xã cũng đã nhanh chóng kiện toàn tổ chức, tiến hành thành lập chi bộ Công an xã và thực hiện công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Sau khi thành lập, chi bộ Công an xã trực thuộc Đảng ủy xã, thị trấn, các đồng chí chỉ huy Công an xã đã được giới thiệu ứng cử tham gia cấp ủy địa phương, được giới thiệu ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân. Có thể nói, đây là cơ sở quan trọng để lực lượng Công an cơ sở phát huy vai trò nòng cốt, cùng chính quyền, nhân dân địa phương xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, triển khai đồng bộ có hiệu quả các mặt công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn, duy trì hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở.

Thống kê trong giai đoạn 2015-2020, lực lượng Công an đã tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền các cấp chỉ đạo, tổ chức gần 400.000 buổi tuyên truyền tập trung với gần 30.000.000 lượt người dân tham dự; hàng trăm nghìn bài viết tuyên truyền trên hệ thống phát thanh truyền thông tại cơ sở, biên tập, phát hành gần 20.000 loại tài liệu với trên 5.000.000 bản; kẻ vẽ 3 triệu khẩu hiệu, pano, áp phích, tờ rơi nơi công cộng; mở hàng chục chuyên mục, xây dựng trên 30.000 phim, phóng sự, trên 200.000 tin, bài đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương; đặc biệt, nhiều đơn vị Công an cơ sở còn sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin kết nối Zalo, lập các trang mạng xã hội để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự, tố giác tội phạm. Từ năm 2015 đến nay, thông qua công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhân dân đã cung cấp trên 400.000 tin có liên quan đến an ninh trật tự; giúp lực lượng Công an khám phá trên 124.000 vụ, bắt gần 160 đối tượng; tham gia chuyển hóa 1.100 địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự, hòa giải trên120.000 tranh chấp, mâu thuẫn trong nội nhân dân từ sớm, không để hình thành “điểm nóng”, khiếu kiện vượt cấp. Trong 10 năm  (2010-2020), lực lượng Công an các cấp, trong đó lực lượng Công an cơ sở là nòng cốt đã tiếp nhận hơn 233.203 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, trong đó có 692 vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp; tiếp nhận 462.563 đơn thư. Qua đó, lực lượng Công an đã chủ động bố trí, sắp xếp cán bộ trực ban tiếp nhận và giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của nhân dân thuộc thẩm quyền, đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo ANTT tại cơ sở, củng cố niềm tin của nhân dân với chế độ.

cong-an.jpg

Tuổi trẻ lực lượng an ninh trao đổi kinh nghiệm tham gia Cuộc thi tìm hiểu Luật An ninh mạng, góp phần nâng cao nghiệp vụ công tác chuyên môn. Ảnh: baoyenbai.com.vn

Cùng với đó, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ thông tin và Truyền thông chủ trì xử lý những trường hợp vi phạm. Cụ thể năm 2017 xử phạt 27 trường hợp với số tiền 1.150.000.000 đồng, năm 2018 xử phạt 27 trường hợp với số tiền 814.000.000, năm 2019 xử phạt 21 trường hợp với số tiền là 748.000.000 đồng; riêng 9 tháng đầu năm 2020, xử phạt 11 trường hợp với tổng số tiền 553.000.000 đồng. Trong thời gian có dịch Covid-19, Bộ TT-TT đã đề nghị Google, You tube, Facebook gỡ 11 tài khoản giả mạo Bộ Y tế, 152 bài viết đưa tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19. Thanh tra Bộ TT-TT cũng đã xử lý vi phạm về cung cấp thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 trên mạng xã hội tại một số địa phương, cụ thể năm 2020 đã xử lý 122 vụ việc tại 21 tỉnh/thành phố; quý I/2021 xử lý 57 vụ việc tại 13 tỉnh/thành phố. Trong đó có những vụ đáng chú ý như: Xử phạt kênh You tube Hoàng Anh – Timmy tại TP. HCM, Kênh Thơ Nguyễn tại Bình Dương. Hưng Troll tại Bắc Giang…vvv. Trong năm 2020, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an đã gỡ bỏ hơn 300 bài viết, bình luận có nội dung xấu độc. Đối với thông tin được đăng tải trên Facebook, You tube, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan chức năng yêu cầu Google gỡ bỏ, vô hiệu hóa 6.337 video clip; yêu cầu Facebook gỡ bỏ 544 bài viết, tài khoản cá nhân và fanpage trên Facebook có nội dung xấu độc, mua bán tiền giả, hướng dẫn chế tạo vũ khí, tuyên truyền, đưa những nội dung sai sự thật đến người đọc…

Trong những năm qua, tình hình hoạt động của các thế lực thù địch và đối tượng phản động lưu vong nước ngoài, luôn tìm cách câu kết, móc nối với các đối tượng trong nước, lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” thực hiện “diễn biến hòa bình” nhằm gây mất ổn định chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tạo thành các điểm nóng về an ninh trật tự, hòng làm giảm niềm tin của nhân dân với Đảng. Chính vì vây, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an xác định bố trí Công an xã chính quy là cách để lực lượng Công an được gần dân hơn, nắm chắc tình hình, phục vụ nhân dân tốt hơn, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc hơn, đi đôi với đổi mới phương thức hoạt động để Công an xã chính quy thực sự là chỗ dựa của nhân dân. Như vậy, lực lượng Công an trực tiếp gần với nhân dân hơn, gắn bó mật thiết với nhân dân, giải quyết những bức xúc, những khó khăn của nhân dân ngay từ cơ sở, nhanh chóng nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân và tham mưu cho Chính quyền địa phương tại cơ sở. Đó là cầu nối quan trọng, giúp cho nhân dân hiểu, nâng cao nhận thức về các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nâng cao sức để kháng trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, của các đối tượng cơ hội bất mãn và trước những thông tin xấu, thông tin độc hại trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan Báo chí và lực lượng Công an cơ sở trong đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Trong mỗi chặng đường cách mạng, đội ngũ báo chí cách mạng Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt, đồng hành, sát cánh cùng lực lượng Công an nhân dân trên trận tuyến thầm lặng vì an ninh quốc gia, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Báo chí đã góp phần to lớn tuyên truyền về nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh; củng cố, vun đắp mối quan hệ máu thịt giữa Công an với nhân dân, các ngành, các cấp; cổ vũ động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; kịp thời phát hiện, nhân rộng các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” và các phong trào yêu nước khác. Không chỉ trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội báo chí còn cùng với lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng Công an tại cơ sở nói riêng trong đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Mỗi quan hệ giữa báo chí và lực lượng Công an là mối quan hệ đặc thù, có chiều dài lịch sử, vừa khách quan vừa xuất phát từ nhu cầu tự thân của cả hai lực lượng, nhằm đạt được mục tiêu chung là phụng sự sự nghiệp cách mạng của Đảng, của đất nước, phục vụ lợi ích của nhân dân, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; xây dựng công bằng, dân chủ, văn minh.

Có thể nói, trong thời gian qua các cơ quan báo chí và lực lượng Công an cơ sở đã có mối quan hệ chặt chẽ, tích cực trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong năm 2020 và năm 2021, là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, đặc biệt là năm tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đây là thời điểm các thế lực thù địch ra sức chống phá với các hình thức tinh vi, quyết liệt. Và cũng là thời điểm các cơ quan báo chí đã phải căng mình, tỉnh táo, kiên quyết chống lại các chiêu bài, thủ đoạn của các thế lực thù địch thông qua “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, luận điệu “phản biện xã hội”, đấu tranh vì “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”, xây dựng “xã hội dân sự”, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ…nhằm kích động tư tưởng, thái độ thù địch, bóp méo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Cùng với đó là nhận diện, đấu tranh kiên quyết, trực diện chống lại các quan điểm sai trái, âm mưu, thủ đoạn chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng của các thế lực thù địch. Nhiều cơ quan báo chí đã dùng ngòi bút của mình phân tích, luận giải, làm rõ những giá trị bền vững, tính đúng đắn, khoa học và cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chủ động đập tan những âm mưu định hướng dư luận, đấu tranh ngăn chặn, phản ánh từ sớm, từ xa những luận điệu sai trái, xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta…

Với sứ mệnh của mình, báo chí có vai trò quan trọng, là tuyến đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch. Xác định rõ nhiệm vụ đó, trong những năm qua, nhiều cơ quan báo chí, đặc biệt là hệ thống cơ quan báo chí của Đảng đã tăng cường truyền thông các nội dung về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đã thể hiện rõ vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; khẳng định những thành tựu, tính ưu việt trong vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào lãnh đạo, xây dựng và phát triển đất nước.

Các cơ quan báo chí một mặt đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, một mặt đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch. Song hành cùng báo chí, lực lượng Công an ở cơ sở một mặt tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác bảo đảm ANTT, một mặt là lực lượng trực tiếp xúc với nhân dân, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và cũng là lực lượng tuyên truyền, giải thích cho nhân dân trước những thông tin độc hại, những luận điệu xuyên tạc, bóp méo của các thế lực thù địch.

Các cơ quan báo chí bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư trưởng của Đảng trên nhiều cách thức khác nhau thông qua các phương tiện truyền thông như báo giấy, báo điện tử, truyền hình, truyền thanh…vv, song cũng do một mặt bị hạn chế bởi vị trí địa lý mà nhiều nơi, nhiều người dân ở những địa bàn còn khó khăn như biên giới, hải đảo, vùng núi khó tiếp cận được các nguồn thông tin. Đây cũng là nơi các thế lực thù địch nhắm tới lợi dụng sự thiếu thông tin của người dân, đồng bào dân tộc thiểu số để tuyên truyền, chống phá Đảng ta. Nhận thức rõ âm mưu của chúng, lực lượng Công an tại cơ sở với lợi thế nắm sâu, nắm chắc địa bàn, gần gũi với nhân dân, trở thành những người chiến sĩ tuyên truyền, giải thích, vận động cho nhân dân hiểu đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời nâng cao nhận thức, cảnh giác trước những thông tin sai, thông tin bịa đặt.

Cùng với các cơ quan báo chí, lực lượng Công an cơ sở trở thành người mang những thông tin đúng đắn tới quần chúng nhân dân, thông qua các buổi tiếp xúc gặp gỡ trực tiếp tại các nhà văn hóa thôn, bản, buôn, làng, là lực lượng trực tiếp túc xúc với các tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở, tiếp xúc với những người có uy tín, có chức sắc trong cộng đồng dân cư như trưởng thôn, trưởng bản, các vị già làng có uy tín, những người có chức sắc tôn giáo như linh mục, sư thầy…vv. Bên cạnh việc người dân, bạn đọc được tiếp cận thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng một cách gián tiếp, thì việc các chiến sĩ Công an cơ sở trực tiếp thông qua các công tác nắm tình hình hằng ngày, thông qua các buổi hội, họp tại cơ sở để có tiếng nói, tuyên truyền, giải thích cho nhân dân là yếu tố rất quan trọng. Qua đó, cho thấy báo chí và lực lượng Công an cơ sở song hành cùng “chiến hào” để chiến đấu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là yếu tố quan trọng, là “khiên chắn” vững chắc bảo vệ nhân dân trước những thế lực thù địch, là thanh kiếm sắc bén chặt đứt mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động.

Mối quan hệ mật thiết giữa báo chí và lực lượng Công an cơ sở còn được minh chứng rõ nét thông qua công tác phòng, chống dịch bệnh Covid -19. Các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương thực hiện đồng bộ, nhiều biện pháp, hình thức như bảng tin, trang tin, phóng sự, khuyến cáo để tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nhận thức của người dân trong phòng ngừa dịch bệnh. Mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an cơ sở không quản ngày đêm liên tục bám địa bàn, đặc biệt là những vùng biên giới, vùng giáp ranh để quản lý người xuất cảnh, nhập cảnh, quản lý người nước ngoài; thực hiện rà soát từng nhà, từng hộ dân, quản lý từng tổ dân phố, từng thôn, xóm, đến bản làng với phương châm của Thủ tướng chính phủ “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, để kịp thời khoanh vùng, dập tắt các ổ dịch. Và trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid - 19, các cơ quan báo chí và lực lượng Công an cơ sở vẫn luôn chủ động, kiên quyết đấu tranh vô hiệu hóa các âm mưu, hoạt động chống phá của các đối tượng phản động, lợi dụng tình hình dịch bệnh để tung các thông tin sai lệch, về chỉ đạo “cách ly toàn xã hội”, kích động tâm lý tiêu cực trong nhân dân, chúng còn hô hào nhân dân “không tiêm vác - xin” trên không gian mạng, với mục đích hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước và Chính Phủ trong lòng nhân dân. Nhưng thời gian qua, với sự nỗ lực không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị, của tất cả các bộ, ban ngành và toàn thể nhân dân, công tác phòng chống dịch bệnh của nước ta đã được thế giới ghi nhận, và được coi như hình mẫu để các nước khác học hỏi. Cùng với đó là niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Chính phủ không ngừng được củng cố.

Trong những năm qua, gần tới các kỳ Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc; Bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; các thế lực thù địch, cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách chống phá, bằng các âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Chúng tăng cường xuất bản, phát tán các loại ấn phẩm, tài liệu như: Các báo cáo, nghị quyết, dự luật của nghị viện, quốc hội một số nước phương Tây; các băn bản pháp lý của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ như: Tổ chức Ân xá Quốc tế (AL), Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW)…; các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong, số đối tượng cơ hội chính trị trong và ngoài nước, chúng lập hàng nghìn trang web, blog, hàng trăm loại báo chí, nhà xuất bản, tổ chức nhiều cuộc hội thảo để xuyên tác nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng. Chúng lợi dụng triệt để một số hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội, những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách, pháp luật hoặc những vụ việc nảy sinh trong dân tộc, tôn giáo nhằm kích động, lôi kéo người dân biểu tình, gây mất an ninh trật tự. Chúng thổi phồng những sai phạm của một số cán bộ, đảng viên bị suy thoái, biến chất vi phạm pháp luật, lợi dụng công cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng để xuyên tạc là “thanh trừng bè phái”, “thanh trừng nội bộ” hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, hòng hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, làm giảm uy tín của nhân dân với Đảng. Trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấy tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ hàng đầu, vô cùng quan trọng. Trong đó, các cơ quan báo chí và lực lượng Công an cơ sở là nhân tố quan trọng, có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng chung “chiến hào”, là cầu nối trực tiếp tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. 

4. Một số giải phát nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của Báo chí và lực lượng Công an cơ sở trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng, bám sát hướng dẫn chỉ đạo trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị trong đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Quán triệt tinh thần và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đến toàn thể cán bộ, đảng viên, đặc biệt là các cơ quan báo chí và lực lượng Công an cơ sở. Thống nhất xây dựng các kế hoạch, giải pháp cụ thể, đưa công tác phòng, chống “diễn biến hòa bình”, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đi vào nề nếp, tạo thành phong trào có hiệu quả sâu rộng tới toàn hệ thống chính trị.

Hai là, các cơ quan báo chí và lực lượng Công an cơ sở cần chủ động nắm tình hình, bám sát các địa bàn trọng yếu, nhạy cảm về chính trị, tôn giáo để kịp thời phát hiện sớm những hoạt động, âm mưu chống phá của các đối tượng để đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Trong đó, các cơ quan báo chí cần nhanh chóng phát hiện các trang web, blog, “diễn đàn”, các trang mạng xã hội thường xuyên đăng tải những nội dung xấu, thù địch; những tin báo có luận điệu xuyên tạc nhằm đánh lừa dư luận, những clip, video đăng tải những nội dung xấu, có tính chất thù địch, chia rẽ; phát hiện những âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động tuyên truyền chống phá trên không gian mạng. Lực lượng Công an cơ sở thông qua công tác nắm tình hình địa bàn, thông qua các kênh thông tin báo chí, kịp thời phát hiện, nắm bắt những địa bàn, những tổ chức, cá nhân có biểu hiện chống phá để kịp thời có biện pháp xử lý, đồng thời một mặt tuyên truyền, giải thích cho nhân dân, nhất là những người dân ở vùng sâu, vùng xa, nơi ít được tiếp cận với những nguồn thông tin chính xác để người dân hiểu, nâng cao nhận thức, tạo sức đề kháng trước những luận điệu xuyên tạc, sai trái.

Ba là, thường xuyên củng cố xây dựng bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ chuyên trách có chuyên môn, trình độ trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đập tan mọi luận điệu xuyên tạc, âm mưu của các thế lực thù địch. Xây dựng các mô hình, biện pháp và cơ chế đấu tranh phù hợp với từng loại đối tượng, trên từng mặt cụ thể, ở từng thời điểm giai đoạn khác nhau. Phát huy sức mạnh của Ban Chỉ đạo 35, tạo sức mạnh tổng hợp trong toàn hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa bàn cơ sở, chú trọng sự phối hợp mật thiết giữa các cơ quan báo chí với lực lượng Công an cơ sở, tạo cầu nối quan trọng với nhân dân. Đề cao tính thiết thực, tính chiến đấu, tính khoa học trong các công trình phản bác, phê phán luận điểm sai trái, thù địch, tạo sự thuyết phục và niềm tin trong quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng, số lượng các công trình, bài viết, các tin báo, phóng sự, video có sức sáng tạo cao, thu hút người dân quan tâm, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, đặc biệt là trên không gian mạng. Lực lượng Công an cơ sở thông qua công tác nắm tình hình, công tác vận động quần chúng, có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với nhân dân hàng ngày, hàng giờ, cần phải phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, thực sự trở thành cầu nối mang những thông tin chính xác đến với quần chúng nhân dân. Mỗi cán bộ, phóng viên báo chí như một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, dùng ngòi bút làm sức mạnh, vũ khí để phản ánh trung thực, khách quan những thông tin chính xác, một mặt đập tan những luận điệu xuyên tạc, một mặt mang tới nhân dân những nguồn thông tin chính xác, kịp thời, nhanh chóng.

Bốn là, thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo, trao đổi, rút kinh nghiệm giữa các cơ quan chức năng, lực lượng nòng cốt chuyên sâu trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch. Chú trọng hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí và lực lượng Công an, đặc biệt là Công an cơ sở với phương châm vừa làm, vừa rút kính nghiệm, vừa làm vừa nhận diện, vừa đấu tranh, vừa xây dựng tổ chức lực lượng, vừa triển khai các biện pháp phòng chống…Đây là các nhiệm vụ các tính chất song song, trước bối cảnh thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, có thế lực thù địch, phản động có những sự thay đổi liên tục, cả về hình thức lẫn cách thức chống phá. Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện, môi trường làm việc cho cán bộ, chiến sĩ phát huy thế mạnh; đồng thời thường xuyên tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ đi tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, sức chiến đấu, kịp thời, nhanh chóng nhận diện những âm mưu thủ, đoạn của các thế lực thù địch.

Năm là, tăng cường quản lý, chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật, ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng “độc hại” một cách có hiệu quả. Ứng dụng thành quả tiến bộ của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị điện tử hiện đại nhằm phục vụ hiệu quả tốt nhất nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng, cụ thể là các trang mạng internet, các nền tảng mạng xã hội, các ứng dụng điện thoại. Phối hợp với các cơ quan chức năng, xây dựng cơ chế với các nhà cung cấp mạng trên thế giới để thiết lập cơ chế, hành lang pháp lý đối với những trang mạng có chứa các thông tin, luận điệu xuyên tạc, nhằm bảo vệ người dân trước những nguồn thông tin không chính xác. Bên cạnh đó, mỗi cấp tổ chức Đảng, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục thông qua các cơ quan báo chí và lực lượng Công an cơ sở để mỗi người dân thấy rõ tính hai mặt của Internet và mạng xã hội; nhận diện các thủ đoạn, nội dung thông tin xấu độc, có tính chất chia rẽ, nguy hại cho xã hội. Qua đó, trang bị kiến thức cần thiết để mỗi người dân, bạn đọc có thể tự sàng lọc, tiếp nhận những thông tin hữu ích, chính thống, đồng thời loại bỏ, đấu tranh, bóc gỡ, làm sạch môi trường internet, tăng cường sự lan tỏa mạnh mẽ các mô hình, điển hình, gương người tốt việc tốt./.

(mic.gov.vn)

--------------------------------------------

Tài liệu tham khảo

1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016.

3. Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

4. Ban Tuyên giáo Trung ương: “Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch , bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007”.

5. Bộ Công an: Báo cáo số 1060/BC-BCA-V05, ngày 11/11/2020 về đánh giá kết quả công tác xây dựng phong trào và việc tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, giai đoạn 2015-2020.

6. Báo cáo số 397-BC/ĐUCA, ngày 26/6/2020 về Tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về ban hành quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị trong lực lượng CAND.

Ngày 22/11/2021, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2725/QĐ-UBND về Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Kế hoạch nhằm mục đích Triển khai các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các Dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Phân công nhiệm vụ cho các Sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 tại Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so - Phấn đấu thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020; Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số bình quân mỗi năm giảm 2,5%-3%, trong đó các xã đặc biệt khó khăn bình quân mỗi năm giảm từ 4-4,5%; phấn đấu 50% số xã, thôn thoát khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông xi măng ; 90% thôn, xóm có đường giao thông từ xã đến thôn, xóm được cứng hóa. 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% số xã có điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng phục vụ nhân dân; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh. Từng bước quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán nhỏ lẻ tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, dột nát, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào. Tỷ lệ huy động trẻ em mẫu giáo 5 tuổi và huy động học sinh trong độ tuổi tiểu học đến trường duy trì ổn định 100%, học trung học cơ sở đạt 98% trở lên. Thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh sau hoàn thành chương trình THCS theo Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 24/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông đạt 95% trở lên. Trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế. Trên 95% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%. Khoảng 63% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số. Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; trên 80% thôn, xóm có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng. Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương, cơ quan.
Các đối tượng, phạm vi, địa bàn thụ hưởng cụ thể từng Dự án, tiểu Dự án, các nội dung thuộc Chương trình được quy định theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh được thực hiện 10 dự án thành phần, bao gồm:
Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt
Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết
Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị
Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; ưu tiên đối với các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn
Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn
Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình
Theo đó, đề ra nhiệm vụ và giải pháp về Công tác tuyên truyền; Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng ; Cải thiện điều kiện sinh kế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số; Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, y tế; bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số; Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm, đảm bảo các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội; Đảm bảo quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Tăng cường thực hiện hiệu quả các giải pháp huy động nguồn lực thực hiện; Bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách cụ thể và phù hợp với địa phương; Điều hành, quản lý Chương trình.
Uỷ ban nhân dân tỉnh giao Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan thường trực Chương trình, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện.

PV

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

ISO

2

TRACUU TTHC copy.jpg

QUY HOACH.png
DAUTHAU.png
du an dau tu.png
z2968527144711 d848110be1d8764d9f668eeee98dcb61

25dichvutjietyeu

z2615644676645 cb140a8573bb0f9f0f94b7488171d6d7

banner

 cpso
 lichcongtac
z5657615487203 52310839071a4be05fd539067e9a767b

congbaohb

943332
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả các ngày
344
478
2494
812917
3820
14812
943332

Your IP: 3.143.17.164
2025-05-10 08:49
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÒA BÌNH
Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, Phường Phương Lâm, Thành phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình
Tel: 02183.898.678        - Email: sokhoahoccongnghe@hoabinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction