Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là "con đường sống còn"

Chiều nay 11/11/2021, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức hội nghị tập huấn chính sách, pháp luật về bảo vệ biên giới của Tổ quốc khu vực phía Bắc. Tham dự hội nghị tập huấn có đại diện Lãnh đạo một số đơn vị chức năng thuộc Bộ TT&TT; Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc phòng và đại diện các Sở TT&TT các tỉnh, thành phố phía Bắc và các cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại tại các Bộ, ban, ngành; Phóng viên các cơ quan báo, đài Trung ương và Hà Nội...

20211111-u5.jpg

Toàn cảnh hội nghị

Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Hường, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao và Đại tá Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm chính trị - Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng đã trình bày các nội dung về: Tình hình biên giới, lãnh thổ từ đầu năm 2021 đến nay và chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ; Tình hình thực thi pháp luật ở khu vực biên giới, triển khai pháp luật của Bộ đội Biên phòng ở biên giới và tình hình thực hiện của Nhân dân.

phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ TT&TT Hồ Hồng Hải cho biết, Nghị quyết 33NQ-TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia đã xác định " Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, dựa vào dân, lấy dân làm gốc.

Để có cơ sở đổi mới, nâng cao công tác thông tin tuyên, thông tin đối ngoại về xây dựng biên giới quốc gia hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 05/08/2020 về việc phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới nâng cao năng lực công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Trên cơ sở đó, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 1551QĐ-BTTTT ngày 11/9/2020 của Bộ Trưởng Bộ TT&TT để triển khai các nội dung cụ thể của Quyết định 119QQĐ-TTg.

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng nhận thấy cần đặc biệt quan tâm tới công tác phổ biến chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ biên giới tổ quốc, nhất là đối với các đối tượng là cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại, các nhà báo, phóng viê, biên tập viên, những người đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến pháp luật, chính sách thông qua công việc, bài viết, phóng sự để lan tỏa tới mọi tầng lớp nhân dân.

Thông qua buổi tập huấn, các đại biểu nắm được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới; Việc hoàn thành xây dựng đường biên giới rõ ràng, chính xác, hiện đại, có giá trị pháp lý đối với sự phát triển của mỗi nước và hòa bình, ổn định của khu vực; Tình hình thực hiện pháp luật tại các tỉnh có đường biên giới trong thời gian vừa qua.

(Mic.gov.vn)

Tổng kết giai đoạn 2015 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Lạc Sơn còn 11,87%, hộ cận nghèo 16,27%. Với một năm nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thiên tai như năm 2021, công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương khó đạt mục tiêu giảm bình quân 4%/năm như dự kiến. Huyện phấn đấu tỷ lệ này giảm ở mức trên 3%.
Cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Sơn phối hợp cán bộ cơ sở rà soát, đánh giá việc thực hiện nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững tại xóm Kho, xã Chí Đạo.
Từ quý III/2021, gần 1.000 người lao động, chủ yếu là lao động đi làm xa trở về địa phương đã được thu hút vào làm việc tại Công ty nhựa Lạc Sơn, thị trấn Vụ Bản. Đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ chơi trẻ em bằng nhựa. Thông qua tuyển dụng mang đến cho người lao động trên địa bàn cơ hội làm việc trong môi trường tốt, có việc làm, thu nhập thường xuyên. Theo đồng chí Bùi Thế Hòa, Trưởng phòng LĐ-TB&XH, việc thu hút doanh nghiệp vào đầu tư đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm, giảm nghèo, tăng thu nhập. Dự kiến trong thời gian tới, một số nhà máy sẽ chính thức đi vào hoạt động, cụ thể là 2 chi nhánh trực thuộc của Công ty nhựa Lạc Sơn ở xã Tân Lập và Văn Nghĩa, giúp tạo việc làm cho khoảng 1.300 lao động; nhà máy sản xuất giày da tại xã Ân Nghĩa, nhà máy may mặc của công ty Thiên Diệu tại xã Thượng Cốc cũng có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động địa phương. Ước tính có trên 5.000 lao động được nhận vào làm việc ở các nhà máy, cơ sở sản xuất của doanh nghiệp trên địa bàn.
Bên cạnh đó, hoạt động mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn tiếp tục được tăng cường, ưu tiên thực hiện tại các xã nghèo, xã nông thôn mới. Theo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện, các lớp đào tạo được triển khai là cố gắng của địa phương trong việc hỗ trợ nguồn kinh phí 400 triệu đồng để mở 6 lớp nghề, với 158 học viên, chủ yếu là nghề chăn nuôi cho lao động nông thôn trong năm 2021. Đến nay, có 5/6 lớp nghề đã bế giảng, gồm các lớp mở tại xã Bình Hẻm, Quyết Thắng, Yên Phú, Thượng Cốc, Văn Sơn; 1 lớp mở tại xã Vũ Bình vừa khai giảng trong tháng 10, dự kiến bế giảng vào tháng 12 tới. Học viên hoàn thành chương trình được cấp chứng chỉ nghề và vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất tại hộ gia đình, cải thiện đáng kể nguồn thu nhập.
Trong các năm 2018 - 2020, cùng với dự án cho vay chăn nuôi bò sinh sản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo thuộc các xã: Văn Sơn, Chí Đạo, Ngọc Sơn, Quyết Thắng, Tân Mỹ, Xuất Hóa… được hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất. Cũng theo đồng chí Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện, các hộ tiếp tục phát huy hiệu quả và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, mang lại nguồn sinh kế ổn định, giúp hộ nghèo thay đổi tập quán chăn nuôi theo hướng có sự quản lý tại chuồng trại, giúp gia tăng của cải, tạo nguồn vật tư phân bón cho sản xuất trồng trọt. Đồng thời, góp phần cùng các chương trình, dự án khác hỗ trợ về cây, con giống, vốn chính sách, giải quyết việc làm, thúc đẩy công cuộc giảm nghèo bền vững tại địa phương.   
 
baohoabinh

Ngày 29/10/2021 vừa qua, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký Ban hành Quyết định số 1723/QĐ-BTTTT về việc Phê duyệt Chương trình hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30/8/2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Quyết định trên nêu rõ, căn cứ mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30/8/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Bộ TT&TT ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Ngành TT&TT 5 năm giai đoạn 2021-2025 (Chương trình hành động).

Việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động nhằm quán triệt và chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các doanh nghiệp trong Ngành tập trung tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 nhằm thực hiện thành công Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của Ngành TT&TT; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, chuẩn bị kỹ các điều kiện, sẵn sàng tận dụng cơ hội để phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững các lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngành là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách.

Chương trình hành động cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 đã được Quốc hội thông qua; cụ thể hóa Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 hình thành các nhiệm vụ, chương trình, đề án cụ thể, gắn với chức năng, nhiệm vụ của Bộ TT&TT và phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện thực tế phát triển của Ngành TT&TT; đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, khả thi; kế thừa, phát huy truyền thống của ngành; phát huy những kết quả đạt được, những bài học kinh nghiệm tích cực, không ngừng nỗ lực, cố gắng phát huy nội lực và khắc phục những hạn chế, yếu kém trong tổ chức thực hiện ở giai đoạn trước.

Đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của Ngành TT&TT. Xác định rõ nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, theo từng lĩnh vực quản lý nhà nước và từng mặt công tác của Bộ; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong tổ chức triển khai thực hiện.

Quyết đinh trên nhấn mạnh đến quan điểm, định hướng thực hiện cụ thể: Quán triệt và triển khai đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. Bám sát các Chiến lược phát triển của ngành, lĩnh vực, chiến lược phát triển của các cơ quan, đơn vị giai đoạn 2021-2025; Phương châm hành động “Làm gương - Kỷ cương - Trọng tâm - Bứt phá”. Theo đó, “Làm gương” là người đứng đầu nêu gương, đi đầu dẫn dắt, tháo gỡ khó khăn. “Kỷ cương” là mỗi cá nhân luôn nêu cao tinh thần kỷ luật, giữ nghiêm đạo đức công vụ, hoàn thành nhiệm vụ được giao. “Trọng tâm” là chọn việc quan trọng, có ý nghĩa then chốt mà nếu giải quyết được thì các việc khác sẽ tự giải quyết được. “Bứt phá” là khát vọng lớn, mục tiêu cao, cách tiếp cận mới, lời giải đột phá, độc đáo để biến việc khó thành dễ.

Đặc biệt, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, coi nội lực là yếu tố cơ bản, chiến lược lâu dài, quyết định, ngoại lực là quan trọng, cần thiết, đột phá; “biến nguy thành cơ”, coi khó khăn, thách thức là động lực phấn đấu để vươn lên, khẳng định bản lĩnh; huy động sức mạnh của Ngành; bám sát thực tiễn, đánh giá, dự báo đúng tình hình, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, giải quyết công việc có trọng tâm, trọng điểm…

Về mục tiêu: Phát triển Ngành TT&TT toàn diện trên cơ sở tăng cường ứng dụng công nghệ mới, làm chủ và sáng tạo công nghệ, đổi mới, sáng tạo, phát huy tối đa nội lực; Tăng trưởng chung của ngành bền vững; Ngành TT&TT tạo ra các giá trị mới, không gian tăng trưởng mới cho phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, phấn đấu tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng bình quân GDP của đất nước. Ngành TT&TT là ngành có tác động lan tỏa mạnh mẽ, dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số, tạo lập các nền tảng số, hạ tầng số quốc gia kích thích tăng trưởng kinh tế - xã hội; Ngành TT&TT dẫn dắt và định hướng truyền thông quốc gia để phản ánh dòng chảy chính của xã hội, lan tỏa năng lượng tích cực, tạo ra niềm tin, đồng thuận xã hội, khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Đồng thời, đẩy mạnh phát triển Chính phủ số để dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia; đến năm 2025 cơ bản đưa hoạt động của Chính phủ lên môi trường số. Nâng bậc các thứ hạng quốc gia so với thế giới của các lĩnh vực ngành Thông tin và Truyền thông trong giai đoạn 2021-2025. Gồm: Bưu chính (Top 40); Viễn thông (Top 50); Chính phủ số (Top 50); An toàn thông tin (Top 30); Công nghiệp ICT (Top 35). Đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP, trong đó tỷ trọng kinh tế số của từng ngành, lĩnh vực chiếm 10%. Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.

Song song với đó, phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số; hoàn thiện hạ tầng số tiên tiến, đến năm 2025 mỗi người dân có một điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình có một đường cáp quang.

Báo chí, truyền thông đảm bảo tỷ lệ 100% người dân tiếp cận ít nhất một loại hình báo chí vào năm 2025. Tỷ lệ người dân sử dụng mạng xã hội của Việt Nam vượt mạng xã hội nước ngoài.

Quyết định trên nêu rõ, căn cứ các nhiệm vụ trong Chương trình hành động của Bộ TT&TT thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ trực tiếp chỉ đạo xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động của cơ quan, đơn vị và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ hằng năm, trong đó phải thể hiện bằng các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, lộ trình tổ chức triển khai thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể, báo cáo Bộ trưởng trong Quý IV năm 2021.

Đồng thời, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của Bộ TT&TT và Kế hoạch hành động của từng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ; định kỳ báo cáo Bộ kết quả thực hiện.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động, trường hợp nếu thấy cần thiết sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Chương trình hành động, các cơ quan, đơn vị chủ động đề xuất, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định, Quyết định trên yêu cầu./.

Sáng 9/11, Hội thảo khoa học quốc tế “Quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch Covid-19” diễn ra tại Báo Nhân Dân. Hội thảo do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo Nhân Dân và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) phối hợp tổ chức.

20211109103508-ct1.jpg

Hội thảo khoa học quốc tế “Quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.

Hội thảo gồm 1 phiên khai mạc và 2 phiên chuyên đề với 6 tham luận do các chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc trình bày. Phiên 1 tập trung vào thực trạng của cuộc khủng hoảng thông tin trong đại dịch Covid-19 hiện nay. Phiên 2 tập trung vào các kinh nghiệm, sáng kiến và giải pháp để tăng cường truyền thông về dịch bệnh; nâng cao vai trò thông tin của báo chí; phòng chống tin giả, thông tin sai lệch và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong truyền thông về dịch Covid-19.

Hội thảo là diễn đàn cho các nhà khoa học Việt Nam và Hàn Quốc trao đổi kinh nghiệm, phương thức, giải pháp quản trị khủng hoảng thông tin. Khủng hoảng thông tin hay nạn dịch thông tin (infodemic) xuất hiện cùng với sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, gây ra những khó khăn cho việc triển khai các giải pháp phòng, chống dịch.

Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ngày 15/2/2020, khoảng 3 tháng sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại TP Vũ Hán (Trung Quốc), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng, “Chúng ta không chỉ chiến đấu với một đại dịch; chúng ta còn phải chiến đấu với một nạn dịch thông tin. Tin giả lan nhanh hơn và dễ dàng hơn loại virus này và không kém phần nguy hiểm”.

Do đó, quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch Covid-19 là yêu cầu cấp bách hiện nay. PGS, TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: “Xuất hiện cùng đại dịch Covid-19, cuộc khủng hoảng thông tin đã gây ra những hậu quả kinh tế và xã hội nghiêm trọng. Sự lan tràn của tin giả, thông tin sai lệch trên mạng xã hội làm cho công tác phòng chống dịch Covid-19 vốn đã khó khăn càng trở nên khó khăn hơn. Các cơ quan báo chí, cơ sở đào tạo và nghiên cứu báo chí có vai trò quan trọng trong nỗ lực phòng chống đại dịch và quản trị khủng hoảng thông tin”.

Nhà báo Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân cho rằng, đại dịch thông tin (infodemic) nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động kiểm chứng thông tin. Cần phải coi kiểm chứng thông tin là trách nhiệm xã hội và nghiệp vụ của cơ quan báo chí. Nhà báo cần có phương pháp, kỹ năng và công cụ để kiểm tra, xác minh thông tin trước khi cung cấp cho công chúng. Các cơ quan báo chí cũng cần tăng cường đầu tư cho công nghệ hỗ trợ hoạt động kiểm chứng thông tin.

Ông Cho Han Deog, Giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam cho biết, “Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã kéo theo cuộc khủng hoảng thông tin, đe dọa niềm tin của người dân vào các thiết chế xã hội. Đây là vấn đề của không riêng quốc gia nào trên thế giới và cần được giải quyết bằng những giải pháp phù hợp, kịp thời và sáng tạo. Chính vì vậy, chúng tôi rất vui mừng hợp tác với Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Báo Nhân Dân tổ chức hội thảo rất có ý nghĩa này, góp phần xây dựng môi trường truyền thông tích cực và lành mạnh hơn”.

Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia truyền thông và chính trị của Hàn Quốc. TS Sonho Kim, Trưởng phòng Nghiên cứu, Viện Báo chí Hàn Quốc trình bày về mối quan hệ giữa thái độ chính trị và hành vi sử dụng truyền thông trong việc hình thành niềm tin với thông tin sai lệch về Covid-19. TS Uhm Seung Yong, cựu chuyên gia KOICA trình bày về chính sách phòng, chống dịch với trọng tâm là nâng cao chất lượng thông tin cung cấp cho người dân.

Hội thảo khoa học quốc tế “Quản trị khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch Covid-19” nằm trong chuỗi các hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc và các cơ quan báo chí tổ chức từ năm 2016 trở lại đây. Các hội thảo này là diễn đàn quan trọng cho các chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc trao đổi thông tin, kinh nghiệm và giải pháp cho các vấn đề báo chí, truyền thông và xã hội có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

(Mic.gov.vn)

Ngày 09/11/2021, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 209/KH-UBND về Đảm bảo tài chính năm 2022 thực hiện chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030

Kế hoạch đề ra mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế -xã hội. Cụ thể: Mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm hại và dự phòng lây nhiễm HIV, tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt trên 75% vàonăm 2022; Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự nguyện xét nghiệm; tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình đạt trên 90% vào năm 2022; giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến dịch HIV/AIDS ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao; Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 90%; tỷ lệ người được điều trị thuốc kháng vi rút HIV có tải lượng virút dưới ngưỡng ức chế đạt 95%; tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con dưới 2% vào năm 2022; Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS các tuyến; bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.

Giải pháp thực hiện kế hoạch chia làm Nhóm giải pháp huy động các nguồn tài chính; Nhóm giải pháp tổ chức, quản lý, điều phối và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí; Nhóm giải pháp quản lý chương trình nhằm tối ưuhóa hiệu quả sử dụng nguồn lực.

Tổng kinh phí thực hiện Tổng kinh phí: 1.443.760.000 đồng từ nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

PV

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

ISO

2

TRACUU TTHC copy.jpg

QUY HOACH.png
DAUTHAU.png
du an dau tu.png
z2968527144711 d848110be1d8764d9f668eeee98dcb61

25dichvutjietyeu

z2615644676645 cb140a8573bb0f9f0f94b7488171d6d7

banner

 cpso
 lichcongtac
z5657615487203 52310839071a4be05fd539067e9a767b

congbaohb

943617
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả các ngày
629
478
2779
812917
4105
14812
943617

Your IP: 3.15.158.134
2025-05-10 14:49
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÒA BÌNH
Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, Phường Phương Lâm, Thành phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình
Tel: 02183.898.678        - Email: sokhoahoccongnghe@hoabinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction