Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là "con đường sống còn"

* Tên đề tài: Ứng dụng Khoa học công nghệ hoàn thiện quy trình trồng thâm canh, chế biến và phát triển cây gai xanh AP1 tại tỉnh Hòa Bình

* Lĩnh vực: Nông nghiệp

* Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hồng Yến

* Đơn vị chủ trì: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình

* Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

* Thời gian thực hiện: 30 tháng, từ tháng 07/2022 đến tháng 12/2024

* Mục tiêu của đề tài: 

Ứng dụng Khoa học công nghệ hoàn thiện quy trình canh tác, chế biến và phát triển cây gai xanh AP1 tại Hòa Bình nâng cao giá trị thu nhập cho người nông dân.

-  Mục tiêu cụ thể:

(1) Đề xuất các địa phương trong tỉnh có điều kiện phù hợp để phát triển sản xuất cây gai xanh AP1;

(2) Xây dựng được 03 mô hình trồng thử nghiệm cây gai xanh AP1 trên 03 loại đất (diện tích 1.000m2/01 mô hình);

(3) Hoàn thiện quy trình canh tác cây gai xanh AP1;

(4) Hoàn thiện quy trình chế biến các sản phẩm từ cây gai xanh AP1;

(5) Đề xuất các giải pháp nâng cao năng suất, sản lượng, giá trị của cây gai xanh AP1;

(6) Dự thảo Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh AP1 trên địa bàn các huyện nhằm thay thế các loại cây trồng kém hiệu quả.

* Nội dung:

Nội dung 1: Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất gai xanh AP1 ở tỉnh Hòa Bình

Nội dung 2: Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây gai xanh AP1

Nội dung 3: Hoàn thiện quy trình canh tác cây gai xanh AP1

Nội dung 4: Hoàn thiện quy trình chế biến các sản phẩm từ cây gai xanh AP1

Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp nâng cao năng suất, sản lượng, giá trị của cây gai xanh AP1 và dự thảo đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh AP1 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

* Kết quả của đề tài:

Đề tài đã đạt các mục tiêu của hợp đồng, qua kết quả nghiên cứu, kết quả xây dựng và mở rộng mô hình sản xuất bước đầu cho thấy cây gai xanh AP1 có thể phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phục vụ chế biến, có hiệu quả kinh tế cao tại tỉnh Hòa Bình.

Đã xây dựng được 03 mô hình trồng cây gai xanh AP1 tương ứng với 03 loại đất điển hình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đạt kết quả tốt. Cây gai xanh AP1 thích ứng tốt, cho năng suất và thu nhập khá.

Đã xây dựng 01 quy trình thâm canh cây gai xanh AP1 và 02 quy trình chế biến từ sản phẩm phụ cây gai xanh AP1 áp dụng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đề xuất được các giải pháp nâng cao năng suất, sản lượng, giá trị cây gai xanh AP1 và đã dự thảo Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh AP1 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình là cơ sở trình cấp có thẩm quyền ban hành.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ được xếp loại “Đạt”

 

* Tên đề tài: Điều tra, phân tích, dự báo và xây dựng các phương án phòng ngừa, bảo đảm an ninh môi trường, an ninh nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

* Lĩnh vực: Khoa học xã hội

* Chủ nhiệm đề tài: Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm

* Đơn vị chủ trì: Ban Nội chính Tỉnh ủy Hòa Bình

* Cơ quan chủ quản: Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội.

* Thời gian thực hiện: Từ tháng 07/2023 đến tháng 30/10/2024

* Mục tiêu của đề tài: 

- Mục tiêu chung: Mục tiêu chung: Xây dựng các phương án phòng ngừa, bảo đảm an ninh môi trường, an ninh nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

-  Mục tiêu cụ thể:

+ Đánh giá thực trạng về an ninh môi trường và an ninh nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;

+ Dự báo tình hình an ninh môi trường và an ninh nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;

+ Xây dựng phương án phòng ngừa an ninh môi trường, an ninh nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

* Nội dung:

Nội dung 1: Xây dựng cơ sở lý luận về an ninh môi trường, các mối đe dọa an ninh môi trường; cơ sở lý luận về an ninh nguồn nước, các mối đe dọa an ninh nguồn nước.

Nội dung 2: Điều tra, phân tích thực trạng tình hình an ninh môi trường, an ninh nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Nội dung 3: Dự báo các mối đe dọa (thách thức, nguy cơ, sự cố, thảm họa, khủng hoảng) an ninh môi trường, an ninh nguồn nước trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; xây dựng các phương án phòng ngừa, bảo đảm an ninh môi trường và an ninh nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nhằm chủ động ứng phó hiệu quả, bảo đảm an ninh, an toàn trong mọi tình huống.

Nội dung 4: Xây dựng Bộ tiêu chí quản trị an ninh môi trường, an ninh nguồn nước phục vụ phát triển bền vững tỉnh Hoà Bình đến năm 2030.

Nội dung 5: Nghiên cứu đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hòa Bình những chủ trương, giải pháp cơ bản phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa (nguy cơ, thách thức, sự cố, thảm họa, khủng hoảng) an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, bảo đảm an ninh, an toàn, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

* Kết quả của đề tài:

+ Đã xây dựng được phương án điều tra cho 04 nhóm đối tượng và 04 mẫu phiếu điều tra trên 30 chỉ tiêu. Thu thập được 820 phiếu điều tra.

+ Đã đánh giá thực trạng tình hình an ninh môi trường, an ninh nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

+ Đã dự báo các mối đe dọa (thách thức, nguy cơ, sự cố, thảm họa, khủng hoảng) an ninh môi trường, an ninh nguồn nước trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; xây dựng các phương án phòng ngừa, bảo đảm an ninh môi trường và an ninh nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nhằm chủ động ứng phó hiệu quả, bảo đảm an ninh, an toàn trong mọi tình huống.

+ Đã xây dựng Bộ tiêu chí quản trị an ninh môi trường, an ninh nguồn nước phục vụ phát triển bền vững tỉnh Hoà Bình.

+ Đã xây dựng Bộ tài liệu về an ninh phi truyền thống, an ninh môi trường, an ninh nguồn nước phục vụ công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về an ninh – quốc phòng của tỉnh.

 Kết quả thực hiện nhiệm vụ được xếp loại “Xuất sắc”

 

* Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác tham mưu giúp cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân.

* Lĩnh vực: Nông nghiệp

* Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh

* Đơn vị chủ trì: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

* Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

* Thời gian thực hiện: Từ tháng 07/2022 đến tháng 10/2024

* Mục tiêu của đề tài: 

- Mục tiêu chung: Xác định một số loại rau an toàn, rau hữu cơ trái vụ hiệu quả kinh tế cao tại một số xã vùng cao huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình góp phần giải vụ rau và phát triển kinh tế cho người dân địa phương.

-  Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá thực trạng phát triển rau an toàn, rau hữu cơ trái vụ trên địa bàn huyện Tân Lạc.

- Xác định một số loại rau trái vụ phù hợp sinh thái của một số xã vùng cao huyện Tân Lạc

- Hoàn thiện quy trình sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ trái vụ cho một số loại rau có giá trị kinh tế cao tại một số xã vùng cao huyện Tân Lạc, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình công nhận.

- Xây dựng mô hình trồng, chăm sóc, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, rau hữu cơ trái vụ theo chuỗi giá trị.

* Nội dung:

Nội dung 1: Đánh giá thực trạng phát triển rau an toàn, rau hữu cơ trái vụ trên địa bàn huyện Tân Lạc

Nội dung 2: Xác định một số loại rau trái vụ (Hè - Thu) phù hợp với sinh thái của một số xã vùng cao huyện Tân Lạc

Nội dung 3: Hoàn thiện quy trình sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ trái vụ cho một số loại rau có giá trị kinh tế cao tại một số xã vùng cao huyện Tân Lạc

Nội dung 4: Xây dựng mô hình trồng, chăm sóc, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, rau hữu cơ trái vụ theo chuỗi giá trị

* Kết quả của đề tài:

+ Đã xây dựng 01 phương án điều tra và 06 mẫu phiếu điều tra (>40 chỉ tiêu). thu thập được 375 phiếu tại 03 xã Văn Sơn, xã Quyết Chiến, xã Ngổ Luông

+ Đã lấy mẫu và phân tích mẫu đất, mẫu nước tại xã triển khai mô hình (phân tích 6 mẫu đất, 6 mẫu nước), và Đánh giá thực trạng phát triển rau an toàn, rau hữu cơ trái vụ trên địa bàn huyện Tân Lạc

+ Đã Xác định một số loại rau trái vụ (vụ Hè - Thu) phù hợp với sinh thái của một số xã vùng cao huyện Tân Lạc (thử nghiệm chọn giống và thời vụ cho cà chua, cái củ, cái bắp rau an toàn trái vụ phù hợp với xã vùng cao)

+ Đã Hoàn thiện quy trình sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ trái vụ cho một số loại rau có giá trị kinh tế cao tại một số xã vùng cao huyện Tân Lạc (phân tích mẫu đất, nước, sản phẩm; thử nghiệm các công thức bón phân vô cơ cho cả chua, cải củ an toàn và phân hữu cơ cho cà chua, cải củ sản xuất hữu cơ 2 xây dựng 04 quy trình “Quy trình sản xuất cái cũ và cả chua an toàn, hữu cơ trái vụ phù hợp với xã vùng cao huyện Tân Lạc" được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình công nhận.

+ Đã Xây dựng mô hình trồng, chăm sóc, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, rau hữu cơ trái vụ theo chuỗi giá trị (mô hình 1000 m2 cho cả chua, cải củ an toàn và hữu với Mô hình ủ phân hữu cơ vi sinh; Mô hình quản lý, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, hữu cơ trái vụ theo chuỗi giá trị; Tổ chức 02 Hội thảo đầu bờ; Đào tạo tập huấn cho 135 học viên).

+ Sản phẩm của đề tài đã được cấp Giấy chứng nhận rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP (TCVN 11892-1:2017), rau hữu cơ theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam (TCVN11041-2017).

 

 Kết quả thực hiện nhiệm vụ được xếp loại “Đạt”

* Tên đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào  dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo  an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

* Lĩnh vực: Xã hội xã hội

* Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hà Văn Di

* Đơn vị chủ trì: Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hòa Bình

* Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hòa Bình

* Thời gian thực hiện: Từ tháng 07/2023 đến tháng 30/10/2024


* Mục tiêu của đề tài: 

- Mục tiêu chung: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

-  Mục tiêu cụ thể:

Nghiên cứu này nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:

(1) Làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin ở vùng dân tộc thiểu số;

(2) Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;

(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;

(4) Đề xuất giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

* Nội dung:

Nội dung 1: Xây dựng cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thôn tin ở vùng DTTS

Nội dung 2: Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế -xã hội và đảm bảo an ninh trật tự ở vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Nội dung 3: Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh trật tự ở vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Nội dung 4: Đề xuất giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh trật tự ở vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thời gian tớ

* Kết quả của đề tài:

- Các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp đảm bảo tính khoa học, logic. Có giá trị thực tiễn.

- Đề tài đã đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Kết quả nghiên cứu đã phân tích thực trang ứng dụng công nghệ thông tin ở vùng dân tộc thiểu số, những mô hình tiêu biểu trong ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bảo dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bản tỉnh Hòa Bình. Trên cơ sở đó, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc. thiểu số phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới. Cùng với đó, đã xây dựng được dự thảo “Đề án ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hoà Binh giai đoạn 2025-2030". Các phát hiện và giải pháp, khuyến nghị chính sách là những thông tin quan trọng cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách thuộc các đơn vị có liên quan của tỉnh Hòa Bình tham khảo để hoàn thiện cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần thực hiện thành công đề án chuyển đổi số ở vùng dân tộc thiểu số và thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình nông thôn mới, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu só).

 Kết quả thực hiện nhiệm vụ được xếp loại “Đạt”

 

* Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất tập đoàn cây trồng tại các khu vực bãi rác ở tỉnh Hòa Bình, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao giá trị cảnh quan.

* Lĩnh vực: Kỹ thuật và Công nghệ

* Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Huy Định

* Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Lâm nghiệp

* Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

* Thời gian thực hiện: Từ tháng 07/2022 đến tháng 10/2024

* Mục tiêu của đề tài: 

- Mục tiêu chung:

Đánh giá hiện trạng môi trường tại các khu vực bãi rác, đề xuất tập đoàn cây trồng phù hợp góp phần cải tạo môi trường đất, nước, không khí tại các bãi rác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, hạn chế phát tán mùi hôi, khí thải, cải tạo môi trường không khí xung quanh, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

-  Mục tiêu cụ thể:

Đánh giá được hiện trạng môi trường đất, nước, không khí tại khu vực bãi rác đã đóng cửa, đang hoạt động tại tỉnh Hòa Bình;

- Khảo sát được hiện trạng thành phần loài cây tại một số bãi rác của tỉnh Hòa Bình;

- Lựa chọn được các loài cây phù hợp, có khả năng làm giảm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và cải tạo cảnh quan cho các khu vực bãi rác của tỉnh Hòa Bình;

- Xây dựng 02 mô hình trồng cây tại khu vực có chứa chất thải đã chôn lấp và khu vực bãi rác đang hoạt động tại tỉnh Hòa Bình.

* Nội dung:

Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí tại khu vực bãi rác đã đóng cửa, đang hoạt động tại tỉnh Hòa Bình

Nội dung 2: Khảo sát, đánh giá hiện trạng thành phần loài cây tại một số khu vực bãi rác của tỉnh Hòa Bình

Nội dung 3: Nghiên cứu tuyển chọn các loại cây phù hợp, có tiềm năng làm giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan cho các khu vực bãi rác của tỉnh Hòa Bình.

Nội dung 4: Xây dựng mô hình trồng cây tại khu vực bãi rác có chứa chất thải đã chôn lấp, khu vực bãi rác đang hoạt động tại tỉnh Hòa Bình.

Nội dung 5: Hội thảo khoa học về cây trồng tại các khu vực bãi rác ở tỉnh Hòa Bình, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao giá trị cảnh quan

* Kết quả của đề tài:

+ Đã thu thập 04 mẫu nước rỉ rác, phân tích 10 chỉ tiêu (02 mẫu tại bãi rác Dốc Búng, phường Tân Hòa, TP. Hòa Bình; 02 mẫu tại bãi rác Lương Sơn, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn); Thu thập 02 mẫu đất tại bãi rác Lương Sơn, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn (Phân tích 06 chỉ tiêu); Thu thập 02 mẫu không khí tại bãi rác Lương Sơn, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn (Phân tích 04 chỉ tiêu).

+ Đã xây dựng 01 phương án điều tra và 02 mẫu phiếu điều tra (dưới 30 chỉ tiêu) + Đã thu thập 69 phiếu điều tra vượt 19 phiếu so thuyết minh để đánh giá thực trạng công tác kiểm soát ô nhiễm môi trưởng tại khu vực bãi rác.

+ Đã thu thập 150 phiếu điều tra (130 phiếu người lao động và người dân sống xung quanh khu vực bãi rác; 20 phiếu cán bộ quản lý ở địa phương) tại 04 khu vực bãi rác ở tỉnh Hòa Bình (TP. Hòa Bình, huyện Lương Sơn, huyện Cao Phong, huyện Kim Bôi) để đánh giá ảnh hưởng của các bãi rác đến môi trường xung quanh.

+ Đã xây bộ tiêu chí lựa chọn loại cây trồng gồm 15 tiêu chỉ cấp 1, 60 tiêu chí cấp 2 đảm bảo 4 tiêu chuẩn ( đặc tính tinh học, đặc tính sinh thái, khả năng gây trồng, giá trị sử dụng) để lựa chọn loại cây trồng phù hợp có khả năng giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các bãi rác và tạo môi trường cảnh quan cho khu vực tỉnh Hòa Bình. Xây dựng Danh mục 30 loài cây trồng phù hợp, lựa chọn để trồng tại khu vực bãi rác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Lựa chọn được 04 cây trồng phù hợp để trồng trên 02 mô hình.

+ Đã xây dựng 02 mô hình trồng cây tại khu vực bãi rác đang hoạt động và khu vực bãi rác có chứa chất thải đã chôn lấp.

+ Đã thực hiện Hội thảo khoa học về cây trồng tại các khu vực bãi rác ở tỉnh Hòa Binh, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao giá trị cảnh quan

 Kết quả thực hiện nhiệm vụ được xếp loại “Đạt”

2

TRACUU TTHC copy.jpg

 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÒA BÌNH
Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, Phường Phương Lâm, Thành phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình
Tel: 02183.898.678        - Email: sokhoahoccongnghe@hoabinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction