Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là "con đường sống còn"

Ngày 29/11/2021, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 223/KH-UBND về triển khai thực hiện Quyết định số 1739/QĐ-TTg ngày 18/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2021-2027 "

Mục tiêu chung của Kế hoạch là tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Đề án, cụ thể hoá các nội dung, giải pháp và phân công trách nhiệm cụ thể đối với các ngành, các cấp của tỉnh để tổ chức có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hướng về cơ sở gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật. Qua đó, tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật của quần chúng nhân dân tại các địa bàn cơ sở; nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và cả hệ thống chính trị các cấp; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm, tái phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật khác do thiếu hiểu biết pháp luật.

Đề án được triển khai thực hiện từ năm 2021 đến hết năm 2027 tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đóng tại xã, phường, thị trấn, cơ sở sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước, các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng do Bộ Công an quản lý (sau đây viết gọn là địa bàn cơ sở). Trong đó, ưu tiên thực hiện tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự.

Chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án là lãnh đạo cơ quan Công an các cấp; cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân được phân công thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác bảo đảm an ninh, trật tự, công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại các địa bàn cơ sở và Công an xã, phường, thị trấn. Đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án là quần chúng nhân dân; các đối tượng đặc thù thuộc phạm vi quản lý của lực lượng Công an nhân dân; các cơ quan, tổ chức, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp tại địa bàn cơ sở.

Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện bao gồm: nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an các cấp trong phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở; Hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác vận động quần chúng thuộc phạm vi của Đề án; Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu thông tin về pháp luật của từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực tại các thời điểm khác nhau; Tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật toàn diện, rộng khắp đến mọi đối tượng, địa bàn, lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm; Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật của lực lượng Công an nhân dân; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật, hướng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở; Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án; Bảo đảm các nguồn lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Lồng ghép các hoạt động triển khai thực hiện Đề án với các chương trình, đề án có liên quan (các chương trình về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật) mà lực lượng Công an nhân dân và các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương đang thực hiện để tránh trùng dẫm, bảo đảm thống nhất, tiết kiệm nguồn lực và đạt hiệu quả cao; Chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng chấp hành pháp luật khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh, trật tự ở cơ sở; Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

PV

Ngày 29/11/2021, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 224/KH-UBND về triển khai chương trình phòng chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021-2025
Theo đó, mục tiêu nhằm triển khai đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, kinh tế - xã hội, hành chính, hình sự, tăng cường các hoạt động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn mại dâm; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và cộng đồng trong công tác phòng, chống mại dâm; tăng cường khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội để hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm. Phát huy tính chủ động, trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức, đoàn thể ở cơ sở trong công tác phòng, chống mại dâm; lấy phòng ngừa là trọng tâm trong công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm; kết hợp phòng, chống tệ nạn mại dâm với phòng, chống tệ nạn ma túy và phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, góp phần bảo vệ thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Kế hoạch đề ra chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể đến năm 2025, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống mại dâm; Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép các chương trình có liên quan tại địa phương; Tăng cường thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm; điều tra, truy tố các tội phạm liên quan đến mại dâm; Xây dựng, triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại, phòng ngừa lây nhiễm các bệnh xã hội và HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm; Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm.
Nguồn kinh phí thực hiện được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phòng, chống mại dâm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

PV

Số hộ nghèo còn rất ít, hầu hết là hộ có người mắc bệnh hiểm nghèo, diện bảo trợ xã hội, xã Phú Nghĩa là đơn vị đi đầu, điển hình của huyện Lạc Thủy trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

Gắn dạy nghề với tạo việc làm tại chỗ, lao động xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) được thu hút vào làm việc tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn.
Cách đây 2 năm, chị Đinh Thị An, hội viên chi hội phụ nữ thôn Lão Nội được tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng chính sách. Với mức vay 50 triệu đồng, gia đình chị đầu tư chăn nuôi bò sinh sản. Điểm tựa đồng vốn cùng đức tính chịu thương, chịu khó đã giúp chị mau chóng ổn định đời sống, vươn lên thoát khỏi danh sách hộ nghèo năm 2020. Cùng thời gian này, các hộ hội viên phụ nữ nghèo khác, gồm: Nguyễn Thị Hà ở thôn Bến Nghĩa, Dương Ngọc Trâm ở thôn Bến Đình… cũng được vay vốn ưu đãi trong thời hạn 3 năm để phát triển sản xuất. Các hộ hội viên đều triển khai đầu tư đúng hướng, nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả.
Theo đồng chí Chu Thị Thúy Hường, Chủ tịch Hội LHPN xã, giảm nghèo là chỉ tiêu quan trọng trong nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Hội, được gắn với nhiệm vụ "vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường”. Đặc biệt, Hội đã bám sát nội dung văn bản thỏa thuận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN&PTNT để thực hiện và củng cố các tổ tiết kiệm, tổ vay vốn. Từ nguồn vốn nhận ủy thác trên 8 tỷ đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội, trên  30 tỷ đồng của Ngân hàng NN&PTNT đã giúp 1.164 hộ phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong giai đoạn đã có hàng trăm lượt hộ hội viên phụ nữ nghèo thoát nghèo nhờ vốn vay. Nhiều hộ có điều kiện tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng.
Trên địa bàn còn có một số thôn được thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020. Qua việc triển khai hỗ trợ vật tư, cây, con giống đã góp phần cải thiện nguồn sinh kế cho các hộ. Một số chương trình, hoạt động khác cũng có ý nghĩa thúc đẩy công tác giảm nghèo tại địa phương. Từ năm 2016 đến nay, xã đã phối hợp tổ chức 12 lớp tập huấn kiến thức chuyển giao kỹ thuật cho gần 2.000 lượt hộ, 22 lớp học nghề chăn nuôi, may công nghiệp, trồng cây có múi cho 2.420 người, tư vấn, giới thiệu việc làm cho 650 người.
Cùng với đó, các tổ chức hội, đoàn thể như Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên xã đưa ra những chỉ tiêu giúp đỡ trực tiếp hộ nghèo bằng các hình thức giúp đỡ đa dạng, thiết thực như: Giúp ngày công lao động, hỗ trợ vốn, kiến thức KH-KT, cây, con giống để phát triển kinh tế. Điển hình là phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, từ nguồn vốn vay dự án hỗ trợ chăn nuôi lợn của Hội LHPN tỉnh đang quản lý 150 triệu đồng cho 15 hộ hội viên nghèo trên địa bàn vay.
Theo thống kê, hộ nghèo của xã hiện được vay phát triển sản xuất với gần 1,4 tỷ đồng, hộ cận nghèo trên 2,8 tỷ đồng, hộ đã thoát nghèo gần 5,9 tỷ đồng. Ngoài ra, các hộ còn được vay vốn chương trình hỗ trợ học sinh, sinh viên, NS&VSMT. Đồng chí Màu Đăng Ưng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Với những nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và Nhân dân, công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương đạt kết quả cao. Bình quân thu nhập đầu người năm 2020 của xã đạt 51 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,5%. Công tác giảm nghèo bền vững đã góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đảng bộ xã. Đặc biệt, trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM, xã là đơn vị lá cờ đầu của tỉnh và phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu vào năm 2025.     
 
baohoabinh

Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo. Từ khi xã hội có giai cấp, phát sinh áp bức bóc lột thì văn hóa chính trị là công cụ đấu tranh tinh thần nhằm xóa bỏ bất công, giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, mang lại cuộc sống tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc. Trong tiến trình hướng tới mô hình chủ nghĩa xã hội khoa học hiện thực thì văn hóa là sự hướng đạo các giá trị phổ quát giàu tính nhân bản, theo dự báo tiên đoán chính trị được chủ nghĩa Mác - Lênin soi rọi. Và trong dòng chảy nghìn năm của văn hóa Việt Nam, văn hóa chính trị hiện đại vượt lên tiên phong, dẫn hướng cho tương lai dân tộc.

TCanh.jpg

Quang cảnh Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Ở Việt Nam, văn hóa chính trị thời hiện đại được kế thừa, tiếp biến trên nền tảng truyền thống yêu nước, thương nòi, tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo trong tiến trình dựng nước và giữ nước. Danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh là nhịp cầu nối giữa văn hóa chính trị truyền thống với văn hóa chính trị hiện đại, định hướng và mở ra chân trời tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam.

Vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX, một nhà báo Xô viết khi tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc đã dự báo từ Nguyễn Ái Quốc toát lên những giá trị văn hóa tương lai. Chủ nghĩa yêu nước chân chính kết nối với chủ nghĩa quốc tế vô sản đã hình thành trong nhân cách văn hóa chính trị Hồ Chí Minh lòng nhân ái bao la, đức khiêm nhường và tinh thần đấu tranh không nhân nhượng với thực dân, đế quốc. Tổ quốc và nhân dân là lẽ sống của Nguyễn Ái Quốc, đó là lý tưởng cộng sản cao đẹp, bất diệt đủ sức lan tỏa, là ngọn đuốc cách mạng đưa dân tộc Việt Nam “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Nguyễn Ái Quốc cũng chính là người định hình văn hóa chính trị trong lòng nhân dân Việt Nam, trước tiên xác định sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam là lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ rồi tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, ngay khi ra đời, Đảng ta thực sự là ngọn đuốc soi sáng tương lai, đã tiên phong mở lối đi cho lịch sử nước nhà, là người khơi nguồn dòng chảy lịch sử cho hiện tại và tương lai. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được Đảng nhận thức và hành động nhất quán, kiên định.

Giá trị văn hóa chính trị tiếp theo mà Nguyễn Ái Quốc xác định như một hòn đá tảng giữ cho Đảng trường tồn là bản chất giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm "kim chỉ nam" cho đường lối cách mạng đúng đắn. Tư tưởng tiên phong thời đại gắn liền với đạo đức chuẩn mực giống như đôi cánh chim ưng, nâng cao tầm vóc lịch sử của Đảng. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã dành một dung lượng xứng tầm để nói về tư cách đạo đức của người kách mệnh (cách mạng). Sự trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, đức hy sinh vì lý tưởng cộng sản, đó chính là những giá trị văn hóa chính trị trong nhân cách và phẩm giá của người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo những chuẩn mực đạo đức cốt lõi nêu trên, thực tiễn đấu tranh cách mạng Việt Nam đã sản sinh nhiều thế hệ chiến sĩ cộng sản có khí tiết kiên trung bất khuất, là những hạt giống đỏ gieo vào phong trào đấu tranh cách mạng, tụ nghĩa được muôn dân.

vh-daibieu.jpg

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, văn hóa chính trị đã được Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chí Minh cùng với toàn dân khắc họa thành công: Một dân tộc tràn trề khát vọng độc lập, tự do đã nhất tề vùng lên giành quyền sống. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Đảng và Hồ Chủ tịch đã cho thấy diện mạo văn hóa chính trị Việt Nam thời đại mới là xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Linh hồn văn hóa chính trị ấy đã khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập vừa giành được. “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Cuộc kháng chiến chống hai đế quốc to là Pháp và Mỹ tiếp tục hoàn thiện và nâng tầm văn hóa chính trị ở Việt Nam. Một Đảng có đủ tầm tư duy chiến lược, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc và thời đại, cùng chung một mục tiêu chiến đấu hy sinh cho chân lý bất tử “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, dân tộc đó tất thắng.

Trong bối cảnh cách mạng thế giới lâm vào khủng hoảng trầm trọng, khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ, những kẻ phản động hí hửng thúc đẩy chống Cộng và đợi chờ Việt Nam sụp đổ. Chính giữa lúc phong ba bão táp thời đại, ý Đảng lòng dân cùng hòa quyện, tạo nên dòng thác đổi mới, cuốn phăng đi thách thức lịch sử, đạp bằng trở ngại, lập nên những thành tựu có tính lịch sử, mang lại cơ đồ Việt Nam tươi mới, rạng rỡ. Trên tiền đề đó, dân tộc Việt Nam đang khát vọng hướng tới mục tiêu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, là nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa (vào giữa thế kỷ XXI).

Trong tiến trình hướng tới mục tiêu chiến lược có tính dẫn hướng thời đại, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh đặt con người vào trung tâm phát triển, coi văn hóa là nguồn lực nội sinh, động lực tinh thần, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của con người Việt Nam. Đồng thời tăng cường xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa khát vọng dân tộc là đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch Đảng và nâng cao tính phụng sự nhân dân của hệ thống chính trị, giữ được mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân.

Như vậy, từ nền tảng truyền thống yêu nước thương nòi, tự lực, tự cường, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã khắc họa tầm vóc văn hóa chính trị của Việt Nam trong thời hiện đại, như một tòa tháp hải đăng. Tầng thứ nhất, là văn hóa cứu nước theo con đường cách mạng vô sản. Tầng thứ hai, là văn hóa vùng lên giành độc lập. Tầng thứ ba, là văn hóa bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc. Tầng thứ tư, là văn hóa quyết đoán tìm ra con đường đổi mới, tư duy định hình cấu trúc chế độ xã hội chủ nghĩa phù hợp hoàn cảnh lịch sử và thực tiễn cách mạng Việt Nam: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tầng thứ năm, là văn hóa khát vọng "dân tộc Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu”, đóng góp đáng kể vào tiến trình lịch sử nhân loại hướng tới hiện đại, văn minh, hòa bình, hạnh phúc, nhân ái, không còn áp bức, bất công.

Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 là khởi đầu tầm tư duy chiến lược văn hóa dân tộc Việt Nam thời hiện đại, được Đảng nêu ra như một tuyên ngôn văn hóa chính trị, đặt nền tảng cho văn hóa chính trị Việt Nam. Nghị quyết số 03-NQ/TƯ, ngày 16-7-1998, của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết số 33-NQ/TƯ, ngày 9-6-2014, của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, là những cột mốc mới về tư duy văn hóa chính trị của Đảng.

Tháng 11-1946, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, có giá trị như “Hội nghị Diên Hồng” về nghị lực và ý chí xây dựng một nền văn hóa Việt Nam thời độc lập, tự chủ, hướng tới chủ nghĩa xã hội. Tại hội nghị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Và thực sự văn hóa chính trị là ngọn đuốc soi sáng chế độ mới ở nước ta.

Tháng 11-2021, Hội nghị Văn hóa toàn quốc là sự tái hiện “Hội nghị Diên Hồng” trên mặt trận văn hóa, bồi đắp thêm trí tuệ, nhiệt huyết và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức đồng lòng xây dựng văn hóa, con người mang bản sắc truyền thống yêu nước, thương nòi, khát vọng hòa bình, độc lập, tự lực, tự cường; gia cố cho văn hóa chính trị thời đại Hồ Chí Minh tiếp tục thật sự là động lực tinh thần, sức mạnh nội sinh cho Đảng bất diệt và dân tộc trường tồn.

(mic.gov.vn)

Trong bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra ngày 24/11 vừa qua, Tổng Bí  thư  Nguyễn Phú Trọng đề ra sáu nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện trong thời gian tới, trong đó nội dung “xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hóa thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư” nhận được sự quan tâm rất lớn của đội ngũ những người làm công tác văn hóa.

tour3dbaotangmythuat-1637976439632.jpg

Hình ảnh trong tour 3D tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. (Ảnh: vnfam.vn)

Có thể thấy những năm qua, việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số kết nối internet vào đời sống xã hội đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, và văn hóa không nằm ngoài cuộc. Thực tiễn cho thấy việc xây dựng môi trường văn hóa số đã và đang là xu hướng có tính toàn cầu, và ngày càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, công tác số hóa trong lĩnh vực văn hóa dường như có phần chậm trễ hơn so với các ngành nghề, lĩnh vực khác.

Năm 2020, dịch Covid-19 bất ngờ xảy ra, nhiều hoạt động xã hội bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó có văn hóa nghệ thuật. Hàng loạt nhà hát, rạp chiếu phim đóng cửa, các điểm tham quan, di tích lịch sử dừng đón khách, các bảo tàng, thư viện không có người ghé thăm, các chương trình nghệ thuật bị hủy bỏ… Ðời sống văn hóa nghệ thuật gần như bị đóng băng. Song chính nguyên nhân khách quan ngoài mong muốn này đã tạo cú huých, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật diễn ra nhanh hơn. Giờ đây muốn tồn tại, các đơn vị hoạt động văn hóa nghệ thuật buộc phải tìm cách thích ứng với tình hình mới. Các nghệ sĩ vốn quen những cách thức sáng tạo truyền thống cũng dần phải thích nghi với bối cảnh mới, và việc nắm bắt, khai thác những lợi thế của công nghệ mở ra nhiều cơ hội mới cho hoạt động nghề nghiệp.
Chính nhờ vậy, bất chấp dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, công chúng đã được chứng kiến sự ra đời của những mô hình “Nhà hát cách ly”, “Dàn giao hưởng tại nhà”; có cơ hội trải nghiệm bảo tàng kỹ thuật số; thưởng thức các chương trình biểu diễn nghệ thuật trực tuyến; tham gia các sàn giao dịch sách trên mạng, đọc sách online; hoặc ngồi tại nhà vẫn có thể tìm kiếm tài liệu trên các thư viện số… Nhờ ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào các hoạt động của mình, không ít đơn vị, cá nhân đã triển khai nhiều chương trình, dự án văn hóa tạo được tiếng vang. Tuy nhiên nhiều nơi vẫn còn bộc lộ sự lúng túng, trì trệ, thậm chí có tâm lý thụ động, chờ đợi đến lúc dịch bệnh vắng bóng. Song sự chờ đợi càng kéo dài càng khiến cho văn hóa nghệ thuật trở nên tụt hậu, đánh mất vai trò trong đời sống xã hội.
 
Không chỉ đơn thuần giúp lưu trữ thông tin, bảo tồn các di sản, tư liệu quý hiếm…, nếu biết khai thác lợi thế của công nghệ còn giúp cho việc tiếp cận của công chúng trở nên dễ dàng, sự lan tỏa, hiệu quả quảng bá các giá trị văn hóa dân tộc không ngừng được nhân rộng, vượt ra ngoài giới hạn thời gian, không gian. Như Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam nhờ quá trình tư liệu và số hóa di sản, đã thực hiện thành công nhiều hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại, đó là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt ở Nam Ðịnh, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh…
 
Công nghệ chính là chìa khóa của sự phát triển. Bởi vậy, xây dựng môi trường số hóa trong lĩnh vực văn hóa là điều chúng ta cần sớm triển khai một cách đồng bộ, có chiến lược lâu dài, góp phần định vị và lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế./.
 
(mic.gov.vn)

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

ISO

2

TRACUU TTHC copy.jpg

QUY HOACH.png
DAUTHAU.png
du an dau tu.png
z2968527144711 d848110be1d8764d9f668eeee98dcb61

25dichvutjietyeu

z2615644676645 cb140a8573bb0f9f0f94b7488171d6d7

banner

 cpso
 lichcongtac
z5657615487203 52310839071a4be05fd539067e9a767b

congbaohb

942879
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả các ngày
369
280
2041
812917
3367
14812
942879

Your IP: 18.218.254.84
2025-05-09 20:53
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÒA BÌNH
Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, Phường Phương Lâm, Thành phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình
Tel: 02183.898.678        - Email: sokhoahoccongnghe@hoabinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction