Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là "con đường sống còn"

Sáng ngày 02/12/2021, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã họp phiên thứ 12 theo hình thức trực tuyến để triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cao nhất trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong toàn ngành TT&TT. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19  Bộ TT&TT chủ trì phiên họp. 

2021122-u2.jpg

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn chủ trì phiên họp

Tại phiên họp, các đơn vị thuộc Bộ TT&TT đã báo cáo tình hình phòng, chống dịch tại các trụ sở gồm: Tòa nhà Cục Tần số Vô tuyến điện, Tòa nhà Cục Viễn thông, Học viện Công nghệ BCVT, Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng, TP. HCM... chuẩn bị sẵn sàng các tình huống xảy ra, đảm bảo an toàn cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (CCVCNLĐ).

Đồng thời, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Bộ TT&TT cũng đã thông báo một số văn bản mới của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND TP. Hà Nội, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống Covid-19 trong tình hình mới.

Trước tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp, số ca F0 tăng nhanh, trong đó có nhiều ca phát hiện trong cộng đồng. Văn phòng Bộ đã thông báo tới các đầu mối của đơn vị để các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ siết chặt kiểm soát người ra vào, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; nghiêm túc thực hiện 5K, khai báo y tế và quét mã QR; Chủ động rà soát và trước 9h00 hàng ngày gửi tin nhắn báo cáo CCVCNLĐ đã từng đến các địa điểm có yếu tố dịch tễ theo thông báo khẩn của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội; Tổ chức xét nghiệm tầm soát Covid-19 (test nhanh) 02 lần/ tuần đối với các đối tượng thường xuyên tiếp xúc nhiều người như: Văn thư, người lao động phục vụ bếp ăn, bảo vệ, lao công, công nhân cây xanh; Xây dựng, bổ sung quy trình và tổ chức xét nghiệm Covid-19 đối với các thành phần tham dự trước khi tổ chức các hội nghị, cuộc họp.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tại các tòa nhà, Trụ sở của Bộ TT&TT chủ động triển khai các phương án đã xây dựng khi có người nghi nhiễm/ F0/ F1. Các trường hợp F2 phải theo dõi tình hình, diễn biến của các trường hợp F1 để kiểm tra và theo dõi sức khỏe và báo cáo lại với Thủ trưởng đơn vị; Hướng dẫn các đơn vị trong tòa nhà, trụ sở nhanh chóng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế, của chính quyền địa phương và cơ quan y tế tại xã, phường địa phương.

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh: Trước tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội diễn biến phức tạp, các cơ quan, đơn vị, thuộc Bộ cần tiếp tục tuân thủ nghiêm các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Công điện của UBND TP. Hà Nội; Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ người ra vào tại Trụ sở 18 Nguyễn Du và các trụ sở thuộc Bộ; tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; nghiêm túc thực hiện 5K, khai báo y tế và quét mã QR, đo thân nhiệt, giữ vững thành quả chống dịch của Bộ TT&TT.

Khi nhận được thông báo về trường hợp F0 hoặc F1 tại đơn vị, thực hiện theo đúng các phương án đã xây dựng kèm theo Kế hoạch phòng chống Covid-19 tại đơn vị; liên hệ với cơ quan y tế tại địa phương để được hướng dẫn; tổ chức rà soát, lập danh sách các cá nhân tiếp xúc gần, Thứ trưởng chỉ đạo.

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cũng yêu cầu tăng cường tổ chức xét nghiệm PCR và test nhanh Covid-19 cho CBVCNLĐ tại các đơn vị. Mỗi đơn vị phải test ít nhất một lãnh đạo cấp trưởng/phó và 04 CCVCNLĐ của đơn vị (có thể xét nghiệm 02 lần/tuần); khi có ca mắc Covid-19 cần phải thực hiện nghiêm hướng dẫn cách ly ở địa phương; Các đơn vị nghiên cứu, xây dựng phương án làm việc trực tuyến phù hợp; phối hợp với các đơn vị có liên quan đưa những trường hợp tiếp xúc gần đi cách ly theo hướng dẫn của ngành Y tế./.

(mic.gov.vn)

Chiều ngày 01/12/2021, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) tổ chức Lễ ra mắt Cổng thông tin điện tử hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử https://tmdt.mic.gov.vn (cổng 1034). Lễ ra mắt được tổ chức bằng hình thức trực tuyến, kết nối với 63 điểm cầu tại 63 sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn đã tới dự và nhấn nút khai trương Cổng TTĐT.

2021121-u10.jpg

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn cùng đại diện Lãnh đạo các đơn vị nhấn nút khai trương Sàn TMĐT về nông sản

Thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia với mục tiêu kép: Vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực vươn ra toàn cầu, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiên phong trong việc tạo ra hạ tầng, nền tảng, dịch vụ nhằm đẩy nhanh quá trình số hóa nền kinh tế.

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, tạo nên hệ sinh thái số hoàn chỉnh nhằm thay đổi cũng như tạo môi trường để các hộ sản xuất nông nghiệp làm quen và nhanh chóng thích ứng, vận dụng các ứng dụng số trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

Theo đó, ngày 21/7/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 1034 phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Với sứ mệnh “Đồng hành cùng người Việt - nâng tầm nông sản Việt”, kế hoạch 1034 giao hai sàn TMĐT thuần Việt là Postmart.vn (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) và Voso.vn (Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel) tổ chức hỗ trợ đưa toàn bộ các hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT nhằm mở ra một kênh giao thương mới trong kỷ nguyên công nghệ số, đặc biệt là giải quyết bài toán ùn ứ, khó khăn trong tiêu thụ đối với các nông sản có tính mùa vụ cao, đưa các loại nông sản, đặc sản vượt qua cánh cửa “chợ làng”, tiếp cận đa dạng người tiêu dùng trên toàn quốc và mở rộng xuất khẩu, nâng tầm nông sản Việt.

2021121-u11.png

Giao diện Sàn TTĐT về nông sản

Cổng thông tin điện tử https://tmdt.mic.gov.vn đi vào hoạt động sẽ trở thành cầu nối để chia sẻ và cập nhập các thông tin về kiến thức nuôi trồng, sản xuất, các phương thức mở gian hàng, kinh doanh trên sàn TMĐT cũng như những kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh trên không gian mạng. Bên cạnh đó, Cổng sẽ cung cấp các thông tin kịp thời về mùa vụ giúp minh bạch thông tin giữa người bán, người mua, kết nối các thương lái với các vùng trồng, sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch trên toàn quốc.

Việc ra mắt Cổng thông tin điện tử 1034 hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên sàn được đánh giá là hoạt động thiết thực trong việc kết nối thông tin và là một công cụ truyền thông hiệu quả trong triển khai kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hướng đến một nền nông nghiệp số phát triển bền vững, góp phần thiết thực trong chuyển đổi số quốc gia mà Bộ Thông tin và Truyền thông có vai trò dẫn dắt./.

(mic.gov.vn)

Ngày 01/12/2021, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2835/QĐ-UBND về Ban hành Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2030.

Hòa Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, có vị trí cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 70 km về phía Tây, tỉnh có 09 huyện và 01 thành phố; dân số là 867.530 người với 6 dân tộc chiếm đa số: Kinh, Mường, Thái, Dao, Tày, Mông; tổng số người trong độ tuổi thanh niên 164.852 người. chiếm 19,00% dân số trong toàn tỉnh. Trong đó: Nữ thanh niên có 74.034 người chiếm 44,92% tổng số thanh niên; thanh niên là người dân tộc thiểu số có 120.322 người chiếm 73%; thanh niên là học sinh, sinh viên: 36.093 người, thanh niên nông thôn: 134.384 người, dự báo số người bước vào độ tuổi thanh niên hàng năm đạt trên 4.000 người.
Trong những năm gần đây, thanh niên tỉnh Hòa Bình có nhiều cơ hội hơn trong học tập, tìm kiếm việc làm và tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; thanh niên được quan tâm chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục tốt hơn để phát triển toàn diện; thanh niên có môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn trong mọi mặt đời sống xã hội; các nhu cầu của thanh niên đa dạng, phong phú hơn; cơ cấu lao động chuyển dịch từ khu vực nông thôn sang khu vực công nghiệp và dịch vụ tiếp tục gia tăng; diễn biến tư tưởng, tình cảm của thanh niên diễn ra nhanh và phức tạp hơn.
Cùng với sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội, bên cạnh những mặt thuận lợi, thanh niên tỉnh Hòa Bình còn gặp một số khó khăn, do mặt trái của công nghệ và mạng xã hội đã ảnh hưởng một phần đến tư tưởng tiến bộ của thanh niên; tình hình thanh niên vi phạm pháp luật có chiều hướng không giảm, số thanh niên đi làm xa nhà, công việc không ổn định tương đối lớn, số thanh niên có mặt tại địa phương giảm; năng lực thực hành sau đào tạo của thanh niên chưa cao; tình trạng thiếu việc làm, việc làm không ổn định và thu nhập thấp vẫn là bức xúc của thanh niên; thanh niên vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế về kỹ năng cần thiết cho yêu cầu phát triển và hội nhập. Tình hình vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội, vi phạm luật giao thông có nhiều diễn biến phức tạp, tập trung nhiều vào đối tượng thanh niên.
Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2030 phải bám sát các quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển thanh niên; kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được của Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2011 - 2020; phát huy vai trò của thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là một bộ phận cấu thành của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2021 - 2030 của tỉnh.
Chương trình đề ra nguyên tắc phải bảo đảm sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng và trách nhiệm quản lý nhà nước về thanh niên theo ngành, lĩnh vực của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh và của chính quyền các cấp; quan tâm tới yếu tố đặc thù, đặc điểm vùng, miền và dân tộc, tôn giáo. Các cơ quan, đơn vị, địa phương cụ thể hóa nội dung Chương trình thành Chương trình, Kế hoạch phát triển thanh niên bảo đảm phù hợp với hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước; gắn với trách nhiệm cụ thể của từng cấp, từng ngành và cá thể hóa trách nhiệm cá nhân trong tổ chức thực hiện. Bảo đảm, phát huy vai trò, sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội, nghề nghiệp; tổ chức kinh tế; các đoàn thể quần chúng nhân dân; cơ sở giáo dục; gia đình, xã hội và của thanh niên. Nguồn lực thực hiện Chương trình do Nhà nước bảo đảm và huy động từ các nguồn tài trợ, viện trợ quốc tế, từ xã hội, cộng đồng và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Mục tiêu của Chương trình là xây dựng thế hệ thanh niên tỉnh Hòa Bình phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có ý chí tự cường, tự hào dân tộc; có lý tưởng cách mạng, hoài bão, khát vọng vươn lên xây dựng đất nước; có đạo đức, ý thức công dân, chấp hành pháp luật; có sức khỏe và lối sống lành mạnh; có văn hóa, kiến thức, trình độ học vấn, kỹ năng sống, nghề nghiệp và việc làm; có ý chí lập thân, lập nghiệp, năng động, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ. Phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế. Phát huy tinh thần cống hiến, xung kích, tình nguyện và nâng cao trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo đó, đề ra nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp trong công tác phát triển thanh niên; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho thanh niên; Tăng cường cung cấp dịch vụ, các hoạt động hỗ trợ thanh niên.
Kinh phí để tổ chức thực hiện Chương trình được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước.

PV

Đó là tour du lịch khám phá được Công ty CP du lịch Hòa Bình triển khai, áp dụng từ ngày 1/10 - 31/12/2021, nhằm hưởng ứng hoạt động kích cầu du lịch trong tình hình mới. Theo đó, doanh nghiệp cam kết giảm giá (20 - 50%) cho tất cả các sản phẩm, dịch vụ, từ phòng nghỉ, ăn uống, tàu du lịch cao cấp, hội trường, tổ chức sự kiện ngoài trời, văn nghệ, lửa trại, hướng dẫn viên bản địa, ngủ homestay tại điểm du lịch cộng đồng bản Ngòi, tour trải nghiệm không gian văn hóa Mường và khám phá hồ Hòa Bình, tour khám phá bản Mường cổ Ngòi Hoa và lòng hồ Hòa Bình.

 

Du thuyền của Công ty CP Du lịch Hòa Bình đón khách khám phá hồ Hòa Bình.
Có uy tín, thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực du lịch, công ty đã xây dựng và khai thác các sản phẩm du lịch tại tỉnh và khu vực Tây Bắc, với phương châm giới thiệu, phát huy những nét độc đáo, truyền thống lịch sử lâu đời của các dân tộc, đặc biệt là văn hóa Mường vào các sản phẩm du lịch. Bên cạnh 2 khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái 5 sao đang được đầu tư với 450 phòng ngủ và nhiều tiện ích, dịch vụ, công ty quan tâm khai thác các tour, tuyến du lịch mới lạ, hấp dẫn đối với các công ty du lịch, công ty lữ hành, du khách nội địa và du khách quốc tế. Chương trình trải nghiệm không gian văn hóa Mường và khám phá lòng hồ Hòa Bình là tour đặc sắc nhất. 
Theo bà Vũ Thị Ánh Ngọc, Phó Giám đốc công ty, tour trải nghiệm này được nhiều đơn vị, doanh nghiệp du lịch, lữ hành quan tâm. Gần đây, một số đoàn khách đã xác nhận tham gia, hưởng ứng tour du lịch hấp dẫn này. Khởi hành từ Hà Nội, du khách di chuyển tới TP Hòa Bình và có mặt tại khách sạn Hòa Bình, check-in nhận phòng để nghỉ ngơi, tự do khám phá không gian văn hóa Mường thu nhỏ tại khách sạn và cùng lưu giữ những bức ảnh đẹp tại điểm không gian xanh, thoáng đãng, ấn tượng giữa lòng thành phố. Vào buổi chiều, du khách được hướng dẫn viên đón đi thăm quan đập Thủy điện Hòa Bình, Nhà máy thủy điện Hòa Bình, dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ, thăm bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau. 
Bữa tối trong chương trình được diễn ra tại nhà hàng Hoa Ban với những món ăn ngon nhất của xứ Mường như xôi nếp nương, cá sông Đà, gà đồi, lợn bản. Tiếp đó, du khách thưởng thức chương trình văn nghệ dân tộc đặc sắc do những chàng trai, cô gái dân tộc biểu diễn, giao lưu cùng tiết mục múa sạp truyền thống thể hiện đoàn kết dân tộc. Trải nghiệm văn hóa uống rượu cần, thức uống đặc biệt của người Mường thường được mang ra thiết đãi khách quý hay trong những ngày lễ, Tết quan trọng trong năm. 
Sau khi đã nghỉ qua đêm tại Khách sạn Hòa Bình, du khách thức dậy, hít thở bầu không khí trong lành tại khuôn viên khách sạn, dùng bữa sáng trước khi di chuyển bằng xe ô tô đến cảng Ngòi Hoa, lên tàu và bắt đầu hành trình du lịch hồ Hòa Bình, chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngoạn mục của hồ Hòa Bình, được ví như "vịnh Hạ Long trên núi”. Tại đây, du khách đến thăm đền Chúa Thác Bờ, ngôi đền linh thiêng, thu hút hàng vạn khách du lịch mỗi năm, khám phá động Thác Bờ được chia thành nhiều tầng với những khối thạch nhũ độc đáo muôn hình vạn trạng, trong đó, tạo hóa ban tặng 1 dàn đàn đá, 1 dàn chiêng Mường tuyệt mỹ. Tiếp đó, khách di chuyển đến bản Ngòi - vịnh Ngòi Hoa, thăm điểm du lịch văn hóa cộng đồng của người Mường vẫn giữ được nét hoang sơ, hùng vĩ, dùng bữa trưa tại nhà hàng nổi Đà Giang với đặc sản cá sông Đà. Để hành trình khám phá đất Mường trọn vẹn và ý nghĩa hơn, sau khi quay lại bến cảng Ngòi Hoa, du khách di chuyển lên thị trấn Cao Phong (Cao Phong), thăm quan vườn cam, tự tay hái những quả cam chín mọng làm quà và thưởng thức hương vị cam tươi mới tại vườn trước khi trở về Hà Nội. 
 
baohoabinh

Ngày 29/11/2021, Tiểu ban Truyền thông - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19 ban hành Kế hoạch số 33/KH-TBTT về Truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 với thông điệp “Cảnh giác, chủ động để bảo vệ thành quả phòng, chống dịch” (từ ngày 29/11 đến ngày 06/12/2021)

Theo đó, đề nghị các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền một số nội dung:

- Tiếp tục bám sát quan điểm, chỉ đạo mới, thông điệp quan trọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, trong đó tập trung tuyên truyền thông điệp “Cảnh giác, chủ động để bảo vệ thành quả phòng, chống dịch”, Chỉ thị số 18/CT-CTUBND ngày 21/11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Hoà Bình cùng các văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh để triển khai công tác truyền thông, công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.

- Tiếp tục truyền thông sâu rộng quan điểm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 để cài đặt thói quen “bình thường mới” vào tiềm thức hằng ngày của từng người, “bình thường mới” không phải là bình thường, mà là tuyệt đối không được lơ là, chủ quan nhưng cũng không hoảng hốt, lo sợ, mất bình tĩnh trước diễn biến dịch bệnh.

- Truyền thông nhấn mạnh đánh giá cấp độ dịch để xây dựng kế hoạch, kịch bản, phương án phòng, chống dịch theo hướng ở quy mô càng nhỏ càng tốt, đánh giá tới cụm dân cư, từng khu dân cư,... Khi đó, các biện pháp ngăn chặn dịch hiệu quả hơn mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, sự phát triển kinh tế - xã hội trên diện rộng. Việc sớm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng với hơn 75% người dân được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng COVID-19, sẽ thay đổi tiêu chí đánh giá dịch theo hướng đánh giá tỷ lệ bệnh nhân nặng, nhập viện, tử vong, tình hình đáp ứng thu dung, điều trị bệnh nhân mà không đặt nặng về số ca mắc mới.

- Truyền thông thống nhất nhận thức thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh phải dựa trên nguyên tắc “5K + vắc xin, thuốc + biện pháp điều trị phù hợp + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác như: đông - tây y kết hợp, phối hợp chặt chẽ người dân với chính quyền, doanh nghiệp,...); các biện pháp hành chính, an sinh xã hội và đi lại của người dân áp dụng thống nhất tương ứng với cấp độ dịch của từng vùng.

- Báo chí, truyền thông cần thận trọng khi thông tin về “sự cố” tiêm vắc xin phòng COVID-19, trong khi chờ kết luận của Hội đồng chuyên môn, thông tin theo nguồn tin chính thức từ cơ quan chức năng có thẩm quyền địa phương và Bộ Y tế, KHÔNG bình luận, khai thác mở rộng làm nóng vấn đề, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến chiến dịch tiêm chủng.

- Chủ động truyền thông về việc xuất hiện biến thể mới của COVID-19 (B. 1.1.529 có tên là Omicron) ở nhiều nước Châu Âu (Anh, Đức, Italia, Hà Lan,...) để nâng cao cảnh giác. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo các quốc gia Đông Nam Á không nên buông lỏng ý thức phòng, chống dịch; cảnh báo một số quốc gia trên thế giới có thể phải “đóng cửa trở lại” nếu không cùng nhau kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

- Tuyên truyền thống nhất triển khai ứng dụng PC-COVID, ứng dụng hiệu quả các giải pháp công nghệ khai báo y tế và kiểm soát đi lại giữa các địa phương để người dân di chuyển thuận lợi, không để ách tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất, kinh doanh, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh./.

PV

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

ISO

2

TRACUU TTHC copy.jpg

QUY HOACH.png
DAUTHAU.png
du an dau tu.png
z2968527144711 d848110be1d8764d9f668eeee98dcb61

25dichvutjietyeu

z2615644676645 cb140a8573bb0f9f0f94b7488171d6d7

banner

 cpso
 lichcongtac
z5657615487203 52310839071a4be05fd539067e9a767b

congbaohb

962261
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả các ngày
58
197
1049
835518
539
7811
962261

Your IP: 216.73.216.129
2025-07-03 07:37
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÒA BÌNH
Số giấy phép: 29/GP-SVHTTDL, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp ngày 16/5/2025
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình
Địa chỉ: Số 495, Đường Trần Hưng Đạo, Phường Phương Lâm, Thành phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình
Tel: 02183.898.678        - Email: sokhoahoccongnghe@hoabinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Trang thông tin điện tử tổng hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình
(https://sokhoahoc.hoabinh.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction