Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là "con đường sống còn"

Cách đây tròn 75 năm, ngày 24-11-1946, đúng thời điểm “nước sôi lửa bỏng”, đất nước sắp sửa bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã khai mạc tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Daibieu.jpg

Các đại biểu tham dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021.

Trước hơn 200 đại biểu là những nhân sĩ, văn nghệ sĩ tiêu biểu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiệm vụ của văn hóa mới, đó là “phải lấy hạnh phúc của đồng bào, sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh, đồng thời phải tiếp thu những kinh nghiệm của văn hóa xưa và nay để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với ba tính chất: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng”... Chưa đầy hai năm sau, Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai diễn ra từ ngày 16 đến 20-7-1948 (tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ), trong bối cảnh kháng chiến đang ở giai đoạn ác liệt nhất. Trong thư chúc mừng, động viên hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi văn nghệ sĩ “từ nay trở đi chúng ta cần phải xây đắp một nền văn hóa kháng chiến kiến quốc của toàn dân”…

Có thể nói, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất và Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai chính là hai “Hội nghị Diên Hồng” về văn hóa, thể hiện tầm nhìn chiến lược cũng như sự quan tâm của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với văn hóa nói chung và văn nghệ sĩ nói riêng. Thậm chí, như một nhà báo quốc tế sau này thốt lên: “Thật là một sự kỳ diệu khi trong hoàn cảnh như vậy, dân tộc các anh đã kháng chiến và còn xây dựng nền văn nghệ cho nhân dân!”.

Thấm nhuần quan điểm “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, “văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng”, trong suốt 3/4 thế kỷ qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm phát triển văn hóa. Phải khẳng định, việc triển khai những chủ trương, chính sách về phát triển văn hóa trong nhiều năm qua đã góp phần quan trọng tạo nên những thành tựu đáng kể về phát triển văn hóa, con người trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Văn hóa được quan tâm chú trọng, phát huy bằng mọi nguồn lực đầu tư. Không chỉ là giá trị tinh thần, văn hóa còn mang giá trị động lực phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và là yếu tố cần thiết trong xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. 

TCanh.jpg

Quang cảnh Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021.

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, không chỉ là trung tâm đầu não về chính trị, hành chính, kinh tế, giáo dục của quốc gia mà Thăng Long - Hà Nội còn luôn là trung tâm văn hóa lớn của đất nước, là nơi hội tụ, kết tinh, lan tỏa tinh hoa mọi miền đất nước. Những giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam và Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến đã hình thành nên kho tàng di sản vô cùng đồ sộ. Với gần 6.000 di tích trên địa bàn, phong phú, đa dạng về chủng loại, trong đó có 1 Di sản thế giới, 3 Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, 1 Di sản tư liệu thế giới..., Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng di tích. Bên cạnh đó, Hà Nội sở hữu rất nhiều danh lam thắng cảnh - những di sản thiên nhiên nổi tiếng, cùng với đó là hệ thống di sản phi vật thể vô cùng phong phú, đa dạng (lễ hội truyền thống, nghề truyền thống, nghệ thuật dân gian, di sản ngữ văn, chữ viết, tri thức dân gian…). Đặc biệt, Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ tinh hoa của dân tộc, vì thế người Thủ đô tiêu biểu cho cả nước về mọi mặt, cao đẹp về văn hóa, tâm hồn, trí tuệ cũng như phong cách, lối sống, ứng xử thanh lịch, văn minh... Những giá trị truyền thống, phẩm chất, cốt cách nổi trội ấy chính là cơ sở để Hà Nội được bạn bè quốc tế trao tặng những danh hiệu cao quý: “Thủ đô anh hùng”, “Thành phố Vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”... Và đó cũng chính là “sức mạnh mềm” - nguồn tiềm năng, nguồn lực nội sinh vô cùng to lớn của Hà Nội. Và trong những năm qua, những giá trị văn hóa - tinh thần ấy luôn được quan tâm, bảo tồn, phát huy, góp phần đáng kể thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

VH2.jpg

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, trong bối cạnh kinh tế thị trường phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng, đặc biệt là đại dịch Covid-19 bùng phát trong gần 2 năm qua, cùng với kinh tế - xã hội, sự nghiệp phát triển văn hóa, con người của Hà Nội cũng như cả nước đã và đang đứng trước vô vàn khó khăn, thách thức, đồng thời bộc lộ không ít bất cập cần điều chỉnh. Bởi thế, Hội nghị văn hóa toàn quốc lần này là dịp để chúng ta đánh giá những thành tựu đạt được và những kinh nghiệm cần được phát huy, nhận diện rõ những tồn tại, thách thức, đồng thời lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, góp ý của những người làm văn hóa nghệ thuật, từ đó có những điều chỉnh phù hợp với đòi hỏi thực tiễn, để văn hóa thực sự thăng hoa, thực sự trở thành nguồn lực nội sinh trong sự nghiệp phát triển bền vững Thủ đô và đất nước.

(mic.gov.vn)

Đại diện Bộ TT&TT cho biết sẽ cương quyết cắt bỏ những thủ tục hành chính không phù hợp, cản trở sự phát triển, là rào cản gây khó khăn với hoạt động tổ chức, kinh doanh.

Sáng 25/11, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) của Bộ trong năm 2021. 

tap-huan-tthc-1.jpg

Ông Nguyễn Thành Chung - Phó Chánh Văn phòng Bộ TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt

Hội nghị tập huấn về công tác kiểm soát thủ tục hành chính được tổ chức nhằm mục tiêu giúp các cán bộ nắm bắt kiến thức, kỹ năng cơ bản trong hoạt động kiểm soát TTHC, chia sẻ những kinh nghiệm, sáng kiến hay trong việc thực hiện Nghị quyết số 68 và Đề án phân cấp giải quyết TTHC.

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Nguyễn Thành Chung - Phó Chánh Văn phòng Bộ TT&TT cho biết, trong năm 2021 các cơ quan, đơn vị của Bộ TT&TT đã nỗ lực, quyết liệt trong việc rà soát, đánh giá và chủ động các phương án nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân trong việc thực hiện các quy định quản lý chuyên ngành TT&TT. 

Bộ TT&TT cương quyết cắt bỏ những thủ tục hành chính không phù hợp, cản trở sự phát triển, là rào cản gây khó khăn với hoạt động tổ chức, kinh doanh. Bên cạnh đó, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kiểm tra chuyên ngành theo hướng tập trung đầu mối, phân định rõ thẩm quyền, chuyển đổi từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm. 

Theo ông Phan Quốc Vinh -  Trưởng phòng Kiểm soát TTHC (Bộ TT&TT), thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

tap-huan-tthc-2.jpg

Hội nghị tập huấn về công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) của Bộ TT&TT trong năm 2021. Ảnh: Trọng Đạt

Nguyên tắc kiểm soát TTHC là phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách TTHC, cải cách hành chính, bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soát TTHC. 

Bên cạnh đó, việc kiểm soát TTHC còn để kịp thời phát hiện, loại bỏ hoặc chỉnh sửa TTHC không phù hợp, phức tạp, phiền hà, bổ sung TTHC cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế, bảo đảm quy định TTHC đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện TTHC. 

Kiểm soát TTHC sẽ được thực hiện ngay từ khi đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình thực hiện. 

Trong năm 2021, qua quá trình rà soát, Bộ TT&TT đã phát hiện có tổng cộng 720 quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh, gồm 5 nhóm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, chế độ báo cáo, kiểm tra chuyên ngành và quy chuẩn kỹ thuật. 

tap-huan-tthc-3.jpg

Ông Phan Quốc Vinh - Trưởng phòng Kiểm soát TTHC (Bộ TT&TT). Ảnh: Trọng Đạt

Trên cơ sở rà soát đó, Bộ TT&TT đã cắt giảm 263/720 quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh, ước tính tiết kiệm trên 65 tỷ đồng/năm.

Trong năm 2021, Bộ TT&TT đã rà soát, đánh giá xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa 200/296 TTHC (chiếm tỷ lệ 67,5%), thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa 90 quy định TTHC. 

Theo Trưởng phòng Kiểm soát TTHC (Bộ TT&TT), việc kiểm soát, đơn giản hóa các quy định về TTHC đã giúp bảo đảm các TTHC được ban hành hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và tiết kiệm thời gian, chi phí cho cá nhân, tổ chức. 

Trên cơ sở kết quả đã đạt được, Bộ TT&TT mong muốn các hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TT&TT, các chuyên gia, các cán bộ quản lý tích cực trao đổi, thảo luận và đóng góp cho Bộ về các vấn đề cụ thể trong công tác kiểm soát TTHC./.

(mic.gov.vn)

Từ 151 công trình, giải pháp sáng tạo khoa học, công nghệ do các bộ, ngành, địa phương giới thiệu, Ban Tổ chức đã lựa chọn ra 76 công trình, giải pháp tiêu biểu để vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2021.

z2966370975539-a0280e9b047e82b37-1637833712015.jpg

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan liên quan thực hiện nghi thức công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2021. (Ảnh: Quang Vinh)

Ngày 25/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2021.

Tới dự sự kiện có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương; Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Cùng tham dự có đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, thành phố Hà Nội và đại diện các tác giả là tập thể, cá nhân có công trình được công bố trong Sách vàng Sáng tạo 2021.

Bày tỏ vui mừng đến dự Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2021, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận, đánh giá cao về cách thức tổ chức tuyển chọn các công trình, sản phẩm sáng tạo một cách bài bản, chặt chẽ, công khai, minh bạch, khách quan và đạt kết quả rất tốt đẹp, nhất là trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19. 

aMan-1637834631153.jpeg 
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại buổi Lễ công bố. (Ảnh: Quang Vinh)

Khẳng định Đảng, Nhà nước luôn rất quan tâm đến việc phát triển các tài năng sáng tạo và các phong trào thi đua sáng tạo, ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh việc công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam tiếp tục là giải pháp kịp thời động viên, khuyến khích và tôn vinh các nhà khoa học, nhà sáng chế, đồng thời giới thiệu nhân dân cả nước biết đến những thành tựu khoa học công nghệ tiêu biểu. Qua đó, cổ vũ, khơi dậy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy trí tuệ của người Việt Nam, thi đua sáng tạo, đam mê khoa học để góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, năm 2021, Sách vàng Sáng tạo Việt Nam công bố và giới thiệu 76 công trình, giải pháp sáng tạo khoa học, công nghệ được tuyển chọn từ 151 công trình do các bộ, ban, ngành, các tổ chức thành viên, các tỉnh, thành phố giới thiệu, đề xuất.

Đáng chú ý, Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2021 là lần đầu tiên vinh danh 6 công trình sáng tạo khoa học tiêu biểu thuộc lĩnh vực xã hội-nhân văn, có nhiều đóng góp trong công tác xây dựng Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và công tác nghiên cứu khoa học lý luận chính trị, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

DoVanChien-1637834671658.jpg 
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại buổi Lễ công bố. (Ảnh: Quang Vinh)

Ông Đỗ Văn Chiến khẳng định, những công trình, giải pháp sáng tạo khoa học-công nghệ công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2021 là những công trình tiêu biểu, có giá trị ứng dụng trong hoạt động thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

“Đặc biệt, có những sáng tạo khởi nguồn từ những người trực tiếp lao động sản xuất nhằm thúc đẩy tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả; góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường”, ông Chiến nói.

Ông Chiến cũng bày tỏ tin tưởng, hoạt động công bố Sách vàng Sáng tạo hằng năm sẽ góp phần đẩy mạnh phong trào toàn dân tiến quân vào khoa học, công nghệ; nhằm nâng cao năng suất lao động; góp phần tạo ra các sản phẩm quốc gia tiếp cận được với thị trường khu vực và thế giới.

“Chắc chắn đội ngũ tri thức và các nhà khoa học của nước nhà sẽ đóng góp xứng đáng công sức, trí tuệ cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước ta phát triển hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc”, ông Chiến bày tỏ. 

z2966370982996-335ff1dec66269b60-1637834724016.jpg
Vinh danh đại diện các nhóm tác giả có công trình, giải pháp tiêu biểu. (Ảnh: Quang Vinh)

Theo Ban Tổ chức, trong năm 2021, Ban Chỉ đạo tuyển chọn, biên tập, công bố và phát hành Sách vàng Sáng tạo Việt Nam đã nhận được 151 công trình, giải pháp sáng tạo khoa học-công nghệ do các bộ, ngành, tỉnh, thành phố giới thiệu và đề nghị; trong đó có 55 công trình, giải pháp khoa học-công nghệ do 11 bộ, ngành, tổ chức thành viên của Mặt trận giới thiệu và có 96 công trình, giải pháp khoa học, công nghệ do 36 tỉnh, thành phố giới thiệu.

Từ 151 công trình, giải pháp sáng tạo khoa học-công nghệ do các bộ, ngành, tỉnh, thành phố giới thiệu và đề nghị, Ban Chỉ đạo tuyển chọn, biên tập, công bố và phát hành Sách vàng Sáng tạo Việt Nam đã lựa chọn ra 76 công trình, giải pháp tiêu biểu vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2021.

76 công trình, giải pháp được chia theo các lĩnh vực, gồm: công nghệ thông tin, điện tử viễn thông: 15 công trình; công nghệ tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mới và chế biến, sản xuất trong nông nghiệp: 14 công trình; sinh học phục vụ sản xuất, đời sống: 13 công trình; cơ khí tự động hóa: 9 công trình; giáo dục-đào tạo: 8 công trình; công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên: 7 công trình; y tế: 7 công trình; công nghệ vật liệu: 3 công trình. 

z2966371005277-5e68def47e76bd9bb-1637834871972.jpg 
Tặng Bằng khen các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan liên quan. (Ảnh: Quang Vinh)

 

Qua 5 năm triển khai, từ năm 2016 đến 2020, Ban Chỉ đạo tuyển chọn, biên tập, công bố và phát hành Sách vàng Sáng tạo Việt Nam đã tổ chức tuyển chọn, công bố 365/772 công trình, giải pháp khoa học-công nghệ gửi về Ban Chỉ đạo để công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam.

Theo đó, năm 2016 là 71 công trình; năm 2017 là 72 công trình; năm 2018 là 73 công trình; năm 2019 là 74 công trình; 2020 là 75 công trình và vinh danh 5 công trình phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Số công trình được tuyển chọn, công bố hằng năm bằng với số năm kỷ niệm Quốc khánh và Lễ công bố hằng năm là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực kỷ niệm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9).

Khơi mạch nguồn sáng tạo của người Việt Nam

Ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cũng cho rằng, việc công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam không chỉ mang lại ý nghĩa thực tiễn cao, đây còn là nguồn tư liệu sinh động, tiếp tục khơi dậy và truyền cảm hứng sáng tạo cho thế hệ trẻ, cho cộng đồng và toàn xã hội.

Ông Châu cho biết, tác giả của các công trình này là những tập thể, cá nhân trên mọi miền Tổ quốc, có người là giáo sư, tiến sĩ, có người là chủ doanh nghiệp, có người là những công nhân, nông dân và cả những học sinh, sinh viên. Qua đó cho thấy khả năng sáng tạo, nghiên cứu khoa học luôn có ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội.

Với việc triển khai bài bản, khoa học, chặt chẽ, bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, các công trình được ghi nhận và vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực được Đảng, Nhà nước tập trung ưu tiên phát triển như: cơ khí tự động hóa, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, y tế, giáo dục, năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, quốc phòng, an ninh…

“Những công trình, giải pháp được lựa chọn chính là sự khẳng định năng lực sáng tạo mạnh mẽ của người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, ông Châu nhấn mạnh.

z2966377790231-6197dcbf3b6ee6cc7-1637834007213.jpg 
Ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. (Ảnh: Quang Vinh) 

Kịp thời đề xuất cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các đề tài, công trình khoa học

Để khoa học và công nghệ thực sự trở thành quốc sách, là động lực phát triển kinh tế-xã hội, ông Châu cho rằng cần có “đòn bảy chính sách” để thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động sáng kiến, sáng tạo, coi đây là một ưu tiên mang tính chiến lược của quốc gia lan tỏa thấm nhuần đến truyền thống hiếu học của mỗi người Việt Nam.

Theo ông Châu, trong thời gian tới nhà nước cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, nghiên cứu các chính sách đột phá về khoa học công nghệ, cùng với đó không ngừng quan tâm, khuyến khích động viên các cấp, các ngành, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân tập trung sáng tạo, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm và ý tưởng có tính ứng dụng cao, thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, góp phần thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

“Nhưng làm gì cũng vậy, điều cần quan tâm chính là đầu tư cho con người, vì con người là trung tâm của đổi mới. Bên cạnh một chiến lược dùng người để bồi dưỡng vun đắp nhân tài thì cần những chính sách để mời gọi người tài”, ông Châu lưu ý.

Với vai trò và trách nhiệm của mình, ông Châu cho biết các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về vai trò, vị trí của khoa học-công nghệ, nhằm tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế và sản phẩm hàng hóa Việt Nam.

Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng cần phối hợp với ngành khoa học và công nghệ, các tổ chức thành viên tiến hành giám sát việc triển khai, ứng dụng các công trình, đề tài khoa học đã được nghiên cứu ở các cấp. Kịp thời đề xuất cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các đề tài, công trình khoa học này được triển khai hiệu quả trong thực tiễn.

(mic.gov.vn)

Để để triển khai mục tiêu “Hình thành thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi hoạt động của xã hội” tại Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững -Bộ Công Thương đã xây dựng các ấn phẩm tiết kiệm năng lượng năm 2021 bao gồm: Danh bạ phục vụ các hoạt động tiết kiệm năng lượng, cẩm nang tiết kiệm điện trong gia đình, cẩm nang tiết kiệm điện trong nhà máy và công sở, Poster tiết kiệm điện... (bản điện tử các ẩn phẩm được đăng tải tại chuyên mục tài liệu trên trang thông tin điện tử https://tietkiemnangluong.com.vn).

Nhằm nâng cao nhận thức, hình thành thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quảcủa các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnhgóp phần triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 1616/KH-UBND ngày 17/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình và Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 19/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Sở Thông tin và Truyền thông đăng tải ấn phẩm tại đây:

Cẩm nang tiết kiệm điện trong gia đình

Cẩm nang tiết kiệm điện trong văn phòng, nhà xưởng

 

Ngày 25/11/2021, Sở Y tế đã ban hành Kế hoạch số 4230/SYT-KH về triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 – 17 tuổi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2021.

Đối tượng triển khai là toàn bộ trẻ em từ 12-17 tuổi sinh sống và lưu trú trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Bao gồm toàn bộ học sinh đang học phổ thông Trung học và học sinh đang học lớp 7, 8, 9 của Trường Trung học cơ sở, cơ sở Giáo dục thường xuyên, học sinh các Trường Trung cấp, Cao đẳng trong độ tuổi 12-17, dự kiến: 92.259 trẻ .Và toàn bộ các đối tượng không đi học tại cộng đồng từ 12-17 tuổi. Tổ chức chiến dịch, cuốn chiếu mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến lứa tuổi thấp dần.

Chiến dịch tổ chức điểm tiêm lưu động: Tại các Trường THPT, Trường THCS và cơ sở Giáo dục thường xuyên, Trường Trung cấp, Cao đẳng. Đối với trẻ em không đi học có độ tuổi tương đương, tổ chức tại các điểm tiêm cố định: Tại Trạm Y tế, Trung tâm Y tế.

Thời gian triển khai chiến dịch từ tháng 11 đến hết tháng 12 năm 2021 theo 2 đợt: Đợt 01 ưu tiên tiêm phòng vắc xin COVID-19 cho toàn bộ học sinh các Trường Trung học phổ thông, Trường phổ thông dân tộc nội trú, các cơ sở Giáo dục thường xuyên, Trường Trung cấp, Cao đẳng và trẻ ngoài các cơ sở giáo dục. Bắt đầu triển khai từ ngày 26/11/2021 đến ngày 29/11/202. Đợt 02 triển khai đến các đối tượng là học sinh các Trường Trung học cơ sở trên địa bàn các huyện, thành phố ngay sau kết thúc đợt 01.

Để các điểm tiêm đảm bảo an toàn tiêm chủng: Cán bộ tiêm chủng đã được tập huấn, tập huấn lại về hướng dẫn khám sàng lọc, xử trí tai biến nặng sau tiêm chủng; an toàn tiêm chủng. Trong buổi tiêm, tiến hành khám sàng lọc chủ động để phân loại các đối tượng cần phải bố trí tiêm tại các cơ sở điều trị. Các Bệnh viện trong tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tổ chức các đội cấp cứu tại đơn vị mình và hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng, đặc biệt là các xã ở các vùng đi lại khó khăn, ít nhất 01 đội cấp cứu lưu động tại mỗi cụm 3-4 điểm tiêm chủng. Trong thời gian triển khai tiêm chủng COVID-19, Bệnh viện đa khoa tỉnh dự phòng một số giường bệnh hồi sức tích cực nhất định (để trống tối thiểu 5 giường) để sẵn sàng xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng. Đồng thời thực hiện nghiêm 5K, giãn cách và các biện pháp phòng chống dịch tại các điểm tiêm chủng.

PV

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

ISO

2

TRACUU TTHC copy.jpg

QUY HOACH.png
DAUTHAU.png
du an dau tu.png
z2968527144711 d848110be1d8764d9f668eeee98dcb61

25dichvutjietyeu

z2615644676645 cb140a8573bb0f9f0f94b7488171d6d7

banner

 cpso
 lichcongtac
z5657615487203 52310839071a4be05fd539067e9a767b

congbaohb

962371
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả các ngày
168
197
1159
835518
649
7811
962371

Your IP: 216.73.216.129
2025-07-03 17:34
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÒA BÌNH
Số giấy phép: 29/GP-SVHTTDL, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp ngày 16/5/2025
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình
Địa chỉ: Số 495, Đường Trần Hưng Đạo, Phường Phương Lâm, Thành phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình
Tel: 02183.898.678        - Email: sokhoahoccongnghe@hoabinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Trang thông tin điện tử tổng hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình
(https://sokhoahoc.hoabinh.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction