Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là "con đường sống còn"

Những tiện ích mà phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” mang lại, đặc biệt là trong việc cung cấp thông tin chính thống cho đảng viên góp phần tạo sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng, ý chí và hành động trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, tạo tiền đề triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh Thái Bình.

Trong dòng chảy thông tin hiện nay, việc cung cấp đầy đủ, kịp thời cho cán bộ, đảng viên những thông tin chính thống có ý nghĩa rất quan trọng. Nhận thức rõ điều đó, cấp ủy các cấp trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã duy trì hiệu quả nhiều kênh cung cấp thông tin chính thống cho cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, việc đưa vào sử dụng phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” là bước đột phá, góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội.

Không để đảng viên thiếu thông tin chính thống

Nhiều năm làm Bí thư Chi bộ thôn An Bài, xã Đông Động, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, ông Đào Xuân Đoan luôn duy trì thói quen đọc báo Đảng cùng các bản tin nội bộ của tỉnh, của huyện. Ông chia sẻ: Với tôi, đây là những tài liệu quan trọng, qua đó tôi kịp thời nắm bắt quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của tỉnh, của huyện về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cùng các nhiệm vụ khác, từ đó triển khai, chỉ đạo thực hiện tại cơ sở. Tôi thường chọn lọc những vấn đề dư luận quan tâm, những nội dung phù hợp với chi bộ và nhu cầu của đảng viên để đọc, sau đó thông báo tại các kỳ sinh hoạt chi bộ, qua đó kịp thời cung cấp, định hướng thông tin cho đảng viên. Thông tin trên báo Đảng hay các bản tin nội bộ đều là thông tin chính thống nên tôi rất yên tâm khi phổ biến tới đảng viên.

Theo đồng chí Đặng Thanh Chu, Phó Bí thư Đảng ủy xã Đông Động, huyện Đông Hưng: Việc cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho đảng viên có ý nghĩa rất quan trọng bởi chỉ khi đảng viên nắm chắc, hiểu đúng các chủ trương, quan điểm chỉ đạo thì việc triển khai thực hiện mới đạt hiệu quả. Đây cũng là lực lượng trực tiếp tuyên truyền, cung cấp thông tin tới các tầng lớp nhân dân. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin, sự phát triển của mạng xã hội, điện thoại thông minh, rất nhiều thông tin không chính thống, không chính xác được đưa lên hàng ngày, hàng giờ thì những thông tin báo Đảng và các bản tin nội bộ cung cấp đã góp phần định hướng, nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng cho đảng viên; nêu cao ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Qua đó tạo sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng và hành động trong Đảng và trong xã hội.

Để cung cấp thông tin kịp thời, chính xác đến đội ngũ đảng viên, thời gian qua, các cấp ủy đảng còn chú trọng duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên cơ sở.

Đồng chí Lê Thị Huyền, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Quỳnh Phụ cho biết: Để đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác thông tin tuyên truyền, trong những năm qua, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã tích cực tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình tạo điều kiện để đội ngũ báo cáo viên được tiếp cận nhiều nguồn thông tin chính thống. Ngoài các báo, tạp chí được cấp, hàng tháng, đội ngũ báo cáo viên được tham dự  hội nghị báo cáo viên của huyện để nắm bắt những thông tin tổng hợp, chuyên đề. Bên cạnh đó, định kỳ 6 tháng, 1 năm, các đồng chí báo cáo viên được tham dự hội nghị báo cáo viên toàn tỉnh do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức. Tại hội nghị, các báo cáo viên không chỉ được cung cấp thông tin mà còn được bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng. Bên cạnh đó, Ban Tuyên giáo Huyện ủy thường xuyên định hướng, hướng dẫn báo cáo viên khai thác thông tin, tư liệu trên các trang thông tin chính thống của Đảng, Nhà nước để phục vụ công tác tuyên truyền, từ đó cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin cần thiết đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Toàn tỉnh Thái Bình hiện có gần 500 báo cáo viên các cấp và hàng nghìn tuyên truyền viên cơ sở. Thông qua hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên giúp cán bộ, đảng viên ở cơ sở kịp thời nắm bắt các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như chỉ đạo của tỉnh, của huyện, tạo sự thống nhất trong tổ chức thực hiện. Ngoài ra, cấp ủy các cấp còn thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng nghiên cứu, học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, trong đó đặc biệt chú trọng đa dạng hóa hình thức học tập, quán triệt, phát huy ưu thế của hình thức học tập trực tuyến. Hình thức này đã và đang được sử dụng chủ yếu, mang lại hiệu quả tích cực, không chỉ cùng lúc triển khai được tới số lượng lớn người nghe mà còn tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên ở cơ sở được trực tiếp nghe các đồng chí lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh quán triệt, hiệu quả nhờ đó được nâng lên rõ rệt.

Theo Quy định số 24-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đảng viên có quyền được thông tin định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất, theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và cấp ủy cấp trên, các cấp ủy đảng thông tin cho đảng viên về tình hình, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thời sự trong nước, thế giới... phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của tổ chức đảng và đảng viên, góp phần nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Việc duy trì hiệu quả các kênh thông tin truyền thống thời gian qua đã góp phần đưa thông tin chính thống tới đội ngũ đảng viên trong Đảng bộ tỉnh Thái Bình.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn cho thấy việc cung cấp thông tin chính thống cho đảng viên thời gian qua còn thiếu tính thời sự, nội dung chưa thực sự phong phú… Sau khi phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” được đưa vào sử dụng trong toàn Đảng bộ tỉnh đã góp phần khắc phục cơ bản các tồn tại trong việc cung cấp thông tin chính thống cho đảng viên, dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đảng viên.

Bước đột phá cung cấp thông tin chính thống cho đảng viên 

Các chức năng cung cấp tin tức, văn kiện, tư liệu, các văn bản mới của Trung ương, của tỉnh, nghiên cứu, học tập nghị quyết trong phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” đã tạo bước đột phá trong việc mở rộng hình thức, nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin chính thống cho đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh, qua đó giúp đảng viên tiếp cận, nắm bắt các thông tin kịp thời, chính xác.

Nếu như trước đây, phải đến kỳ sinh hoạt chi bộ ông Nguyễn Ngọc Riệp, Chi bộ thôn Trần Phú, xã Đông Thọ (thành phố Thái Bình) cùng các đảng viên trong Chi bộ mới được tiếp cận thông tin từ bản tin nội bộ của tỉnh, của thành phố qua phần phổ biến đầu giờ của đồng chí Bí thư Chi bộ thì hiện nay, sau khi cài đặt và sử dụng phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” ông được tiếp cận nguồn thông tin đa dạng, phong phú, chính xác, bảo đảm tính thời sự do được cập nhật thường xuyên.

Ông Riệp chia sẻ: Tôi rất thích đọc tin tức trên phần mềm. Hầu hết các tin, bài có dung lượng vừa phải, dễ hiểu, phù hợp với đại đa số cán bộ, đảng viên. Nội dung thông tin được định hướng, chọn lọc phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ ở địa phương; thông tin chính thống, bảo đảm tính thời sự, góp phần định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Bên cạnh những thông tin thời sự quốc tế, trong nước, trong tỉnh từ nguồn thông tin chính thống, trên phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” còn cung cấp các thông tin hữu ích về sức khỏe, nghệ thuật, nông thôn ngày nay, điểm đến cuối tuần… với hình ảnh sinh động, nội dung phong phú, tạo sự “mềm hóa” trong cung cấp thông tin cho đảng viên. Đối với nhiều đảng viên, việc truy cập vào phần mềm để đọc tin tức đã trở thành thói quen hàng ngày, là món ăn tinh thần không thể thiếu.

Ông Đào Tiến Lượng, 71 tuổi, Chi bộ thôn An Bài, xã Đông Động (Đông Hưng) cho biết: Mỗi ngày tôi đều dành một khoảng thời gian nhất định truy cập vào phần mềm để đọc những tin tức mới được cập nhật. Ngoài nội dung thông tin cô đọng, hấp dẫn, phong phú thì phần mềm còn có tính năng hỗ trợ tự động đọc tin tức giúp những người cao tuổi, thị giác kém vẫn có thể nắm bắt đầy đủ thông tin. Tôi nghĩ, là đảng viên thì phải nắm bắt đầy đủ, kịp thời thông tin chính thống thì mới tuyên truyền, vận động, định hướng tư tưởng cho người dân; tuy nhiên, do thời lượng buổi sinh hoạt chi bộ hàng tháng có hạn, đồng chí bí thư chi bộ chỉ lựa chọn những nội dung quan trọng, đáng chú ý để truyền đạt. Do đó, để nắm bắt thêm thông tin tôi tìm đọc thêm trên internet nhưng khó kiểm chứng được đâu là thật, đâu là giả nên phải tỉnh táo trong tiếp nhận. Từ khi cài đặt “Sổ tay đảng viên điện tử”, tôi chỉ cần truy cập vào phần mềm là có thể đọc được rất nhiều tin tức và các thông tin bổ ích khác; tin tức đều được chọn lọc, cung cấp đầy đủ, kịp thời, đặc biệt đều là thông tin chính thống nên tôi rất yên tâm khi tiếp nhận và phổ biến tới người dân trong khu vực mình phụ trách.

Đến nay, ngoài bản tin nội bộ của tỉnh, 8 huyện, thành phố cũng được phân quyền đưa nội dung bản tin nội bộ của địa phương lên phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử”. Ngoài ra, trên phần mềm có thêm bản tin công tác mặt trận đã cung cấp thông tin đa chiều, chính thống và thống nhất từ tỉnh tới cơ sở cho đảng viên. Khi tiếp cận các thông tin, văn kiện, tư liệu, văn bản mới, đảng viên có thể dễ dàng lưu giữ những thông tin mình quan tâm trong phần lưu trữ yêu thích để tiện cho việc nghiên cứu, học tập, tra cứu sau này. Phần mềm cũng cung cấp kho nội dung thông tin phong phú về văn kiện, tư liệu, các văn bản mới của Trung ương và của tỉnh.

Theo đồng chí Vũ Thị Như, Phó Bí thư Đảng ủy xã Nam Thắng, huyện Tiền Hải, việc này tạo điều kiện rất thuận lợi cho cán bộ, đảng viên khi cần tra cứu, sử dụng các nghị quyết, quy định, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của tỉnh và các văn bản chỉ đạo của cấp ủy cơ sở, giúp triển khai thực hiện các công việc tại cơ sở được nhanh chóng, chính xác và thuận lợi.

Đặc biệt, phần mềm còn có mục học tập nghị quyết với nội dung được biên tập cô đọng, có phần tham gia trả lời câu hỏi trắc nghiệm, tích điểm cho đảng viên, làm căn cứ phân loại, đánh giá chất lượng đảng viên.

20220906-m06.jpg

Đảng viên Chi bộ nhà máy Tân Đệ 1 tích cực sử dụng phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử”. 

Là người đạt số điểm tích lũy khá cao đến thời điểm hiện tại (trên 36.000 điểm), đồng chí Nguyễn Quốc Hoàn, Bí thư Chi bộ Trường THCS Liên Giang, huyện Đông Hưng cho biết: Đây cũng là một hình thức đổi mới trong nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, cung cấp nội dung các nghị quyết đến với đảng viên, đặc biệt là trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm của đảng viên đối với việc nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết. Tôi luôn cho rằng việc nghiên cứu, học tập, quán triệt và nắm chắc nội dung các nghị quyết cũng như các văn bản chỉ đạo khác của Trung ương, của tỉnh là trách nhiệm của mỗi đảng viên. Chỉ khi đảng viên nắm chắc, hiểu đúng các nội dung của nghị quyết thì mới tạo cơ sở để nghị quyết đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả. Một khi đã xác định rõ được trách nhiệm thì việc nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết không còn nặng nề, thay vào đó là niềm vui khi được biết thêm nhiều thông tin hữu ích.

Theo đồng chí Đoàn Hữu Sơn, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Thái Thụy: Sau khi triển khai cài đặt, sử dụng phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử”, qua nắm bắt thực tế, đa số đảng viên đều rất tâm đắc và đánh giá cao hiệu quả cung cấp thông tin mà phần mềm mang lại. Phần mềm vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa mở rộng thông tin và bảo đảm tính thời sự. Việc cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời cho cán bộ, đảng viên rất quan trọng, đặc biệt là với những vấn đề “nóng”, phức tạp khi được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác cán bộ, đảng viên sẽ là người tuyên truyền, phổ biến đến quần chúng nhân dân, định hướng tư tưởng, định hướng dư luận. Mặt khác, từ những thông tin được cung cấp, cán bộ, đảng viên có cơ sở, có kiến thức để đấu tranh với những thông tin trái chiều, những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân cảnh giác, phòng ngừa, đấu tranh phản bác, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Những tiện ích mà phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” mang lại, đặc biệt là trong việc cung cấp thông tin chính thống cho đảng viên góp phần tạo sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng, ý chí và hành động trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, tạo tiền đề triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh Thái Bình. Đây cũng là vũ khí sắc bén đấu tranh với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng./.

mic.gov.vn

Ngày 29 tháng 7 năm 2022 Bộ trưng Bộ Kế hoạch và Đu tư ban hành Thông tư số 16/2022/TT-BKHĐT về việc ngưng hiệu lực của Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đu thu và lựa chọn nhà thu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Thông tư số 10/2022/TT-BKHĐT ngày 15 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưng Bộ Kế hoạch và Đu tư quy định chi tiết việc cung cp, đăng tải thông tin và lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thng mạng đu thầu quốc gia. Theo đó:

Điều 1. Ngưng hiệu lực thi hành.

1. Đối với Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng ti thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:

a) Ngưng hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2022 đến ngày 15 tháng 9 năm 2022, trừ quy định về lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng đối với gói thầu mua sm hàng hóa chia thành nhiều phn quy định tại khoản 1 Điều 37.

b) Ngưng hiệu lực quy định về lộ trình áp dụng đu thầu qua mạng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa chia thành nhiều phần quy định tại khoản 1 Điều 37 từ ngày 01 tháng 8 năm 2022 đến ngày 01 tháng 01 năm 2023.

2. Đối với Thông tư số 10/2022/TT-BKHĐT ngày 15 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng ti thông tin và lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đu thầu quốc giangưng hiệu lực thhành từ ngày 01 tháng 8 năm 2022 đến ngày 15 tháng 9 năm 2022.

Điều 2Điều khoản chuyn tiếp.

1. Trong thời gian ngưng hiệu lực của Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT và Thông tư số 10/2022/TT-BKHĐT, các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định sau đây tiếp tục có hiệu lực thi hành:

a) Thông tư s 01/2015/TT-BKHĐT ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cu dịch vụ tư vấn.

b) Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thu xâlắp.

c) Thông tư s 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mi thầu mua sắm hàng hóa.

d) Thông tư số 14/2016/TT-BKHĐT ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn.

đ) Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia.

e) Thông tư số 05/2018/TT-BKHĐT ngày 10 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu được tổ chức lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

g) Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả.

h) Thông tư số 05/2020/TT-BKHĐT ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia.

i) Các Điều 7, 8, 9, 10 và 13 Thông tư số 06/2020/TT-BKHĐT ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.

k) Khoản 4 Điều 8 Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức PPP và dự án đầu tư có sử dụng đất.

2. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa chia thành nhiều phần:

a) Đối với gói thầu đã phát hành hồ sơ mời thầu trước ngày 01 tháng 01 năm 2023, việc lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo hồ sơ mời thầu đã phát hành và các quy định của pháp luật có hiệu lực tương ứng tại thời điểm đó;

b) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, gói thầu đã phê duyệt không áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và chưa phát hành hồ sơ mời thầu thì tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trên cơ sở bảo đảm lộ trình quy định tại Điều 37 của Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền không phải điều chỉnh lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Điều 3. Hiệu lực thi hành: Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2022./.

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% đài truyền thanh cấp xã có dây, không dây FM chuyển đổi sang đài truyền thanh ứng dụng công nghệ số.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 200 về thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn.

TP Hà Nội phấn đấu đến năm 2025: 100% xã, phường, thị trấn có hệ thống truyền thanh hoạt động đến thôn, tổ dân phố, khu dân cư; 100% xã, phường, thị trấn có trang thông tin điện tử của UBND cấp xã để phổ biến thông tin thiết yếu và tương tác với người dân; 100% phường, thị trấn và trên 70% xã có bảng tin điện tử công cộng để phổ biến thông tin thiết yếu đến người dân.

20220726-m005.jpg

Cụm loa phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN.

Đối với cấp huyện, đến năm 2023, Hà Nội đặt mục tiêu 100% trung tâm văn hóa - thông tin và thể thao cấp huyện cơ bản có đủ trang thiết bị và nhân lực thực hiện hoạt động thông tin cơ sở và truyền thông cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ.

Đến năm 2025, 100% quận, huyện, thị xã có bảng tin điện tử công cộng cỡ lớn (màn hình LED, màn hình LCD) được kết nối với hệ thống thông tin nguồn thành phố.

Về cấp thành phố, đến năm 2023, Hà Nội đặt mục tiêu có hệ thống thông tin nguồn thành phố để quản lý tập trung và cung cấp thông tin thiết yếu cho hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn, bảo đảm kết nối với Hệ thống thông tin nguồn trung ương do Bộ Thông tin và Truyền thông thiết lập.

Đến năm 2025, 100% sở, ngành thuộc thành phố và cấp huyện cung cấp thông tin thiết yếu thuộc lĩnh vực quản lý trên Hệ thống thông tin nguồn thành phố.

Về chuyển đổi số hoạt động thông tin cơ sở, Hà Nội định hướng đến năm 2025, 100% đài truyền thanh cấp xã có dây, không dây FM chuyển đổi sang đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông; sử dụng phổ biến công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp với công nghệ xử lý dữ liệu lớn (Big Data) trong sản xuất nội dung chương trình phát thanh; chuyển đổi nội dung văn bản sang giọng nói.

Hà Nội cũng đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% cán bộ làm công tác thông tin cơ sở cấp huyện và cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến về chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ để khai thác, biên soạn tài liệu, lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật hiện đại phù hợp với vị trí việc làm.

mic.gov.vn

Sáng ngày 27/7/2022, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị hướng dẫn thực hiện các nội dung, dự án thành phần về thông tin và truyền thông trong các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Hội nghị được thực hiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn đã chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện các lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ TT&TT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các Sở TT&TT tỉnh, thành phố…

anh-hn277.jpg

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn cho biết, Bộ TT&TT tổ chức hội nghị để các cơ quan, đơn vị khẩn trương rà soát, xây dựng, đề xuất kế hoạch thực hiện, góp phần vào việc thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ về thông tin và truyền thông trong các Chương trình mục tiêu quốc gia và sự phát triển của Ngành TT&TT trong giai đoạn 2021-2025.

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cho biết, trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Chương trình mục tiêu quốc gia và các Quyết định có liên quan như sau: Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Quyết định số 02/2002/QĐ-TTg về Quy định các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025; Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025; Quyết định 39/2001/QĐ-TTg về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025; Quyết định số 318/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025.

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cho biết, trong các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 đều có các nội dung thành phần, dự án về thông tin và truyền thông và được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ TT&TT chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phù hợp với đặc thù cơ chế quản lý của mỗi Chương trình. Cụ thể: Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2011-2030.

Đặc biệt, Bộ TT&TT có nhiệm vụ thực hiện thông tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm đổi mới và nâng cao năng lực công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Đồng thời, hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại Ủy ban nhân dân cấp xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự.

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cũng nhấn mạnh, nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; Triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, thời gian qua Bộ TT&TT đã chỉ đạo các cơ quan tham mưu của Bộ khẩn trương phối hợp, nghiên cứu các nội dung hướng dẫn thực hiện thuộc trách nhiệm của Bộ. Đến nay, Bộ TT&TT đã ban hành các văn bản hướng dẫn sau: Thông tư số 05/2022/TT; Thông tư số 06/2022/TT; Quyết định số 1127/QĐ-BTTTT ngày 22/6/2022 của Bộ TTTT…Bộ TT&TT đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện các mục tiêu, nội dung, dự án thành phần về thông tin và truyền thông.

Tại Hội nghị , các đại biểu tham dự Hội nghị sẽ nghe đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các cơ quan tham mưu của Bộ TT&TT trình bày các báo cáo chuyên đề về cơ chế quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia, hướng dẫn về thực hiện Tiêu chí nông thôn mới; về thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về thông tin và truyền thông trong các Chương trình mục tiêu quốc gia và công tác rà soát, đề xuất kế hoạch thực hiện./.

mic.gov.vn

Chiều ngày 04/08/2022, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Ban Thư ký ASEAN tại Jakarta tổ chức Hội nghị truyền thông ASEAN: 55 năm ASEAN cùng nhau lớn mạnh. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của đông đảo phóng viên các cơ quan báo đài Trung ương và địa phương. 

Phát biểu tại Hội nghị, ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ TT&TT cho biết, năm nay, nhân kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN và 27 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, hội nghị được tổ chức là nhằm cung cấp thông tin để các cơ quan truyền thông triển khai các hoạt động đưa tin, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, nhận thức của người dân, các tổ chức và doanh nghiệp trong nước.

20220804-pg1-vuHTQT.jpg

Ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ TT&TT phát biểu khai mạc Hội nghị

Thành tựu của ASEAN trong 55 năm 

Trong 55 năm qua, ASEAN đã đạt được nhiều kết quả to lớn, trở thành một tổ chức đóng vai trò trung tâm trong khu vực châu Á. Vai trò trung tâm của ASEAN có nền tảng từ những thành quả hợp tác mà Hiệp hội đã đạt được trong quá trình hình thành và phát triển, từ quan hệ hợp tác với các đối tác bên ngoài, cũng như từ những thành công của các khuôn khổ, cơ chế hợp tác khu vực mà Hiệp hội khởi xướng và dẫn dắt.

Trong hơn nửa thế kỷ qua, ASEAN luôn vững bước phát triển, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới, một tổ chức khu vực với sự hợp tác toàn diện, chặt chẽ. Trong 25 năm qua, tỷ lệ đói nghèo ở khu vực ASEAN đã giảm từ 52% (năm 1990) xuống còn 17% (năm 2015). Đây được coi là một trong những thành tựu to lớn của khối ASEAN. 

Việt Nam tích cực, chủ động tham gia hội nhập kinh tế ASEAN

Về vai trò, vị trí của Việt Nam trong ASEAN, trong 27 năm qua, Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia hội nhập kinh tế ASEAN, cùng với các nước thành viên khác xây dựng nền móng quan trọng để hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN, đại diện Bộ Công Thương nhận định.

Cho đến nay, khu vực thương mại tự do ASEAN là một trong những khuôn khổ hợp tác mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường hàng hoá mạnh mẽ nhất. Tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu của Việt Nam dành cho các nước ASEAN đạt 98%.

Đại diện Bộ Công thương cũng chỉ rõ những lợi ích của việc gia nhập ASEAN của Việt Nam, đặc biệt về kinh tế với những sự thay đổi vượt bậc. GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng hơn 13 lần từ năm 1995 đến năm 2021. Quy mô nền kinh tế tăng hơn 17 lần, từ 20,7 tỷ USD năm 1995 lên 362,6 tỷ USD năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng từ 5,2 tỷ USD năm 1995 lên 336,3 tỷ USD năm 2021. 

Đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đánh giá cao vai trò của báo chí, truyền thông trong việc nâng cao hiểu biết, nhận thức của người dân, doanh nghiệp về ASEAN. ASEAN hiện đang nỗ lực xây dựng Cộng đồng Văn hoá Xã hội ASEAN gắn kết và lấy người dân làm trung tâm.

Cũng tại Hội nghị, ông Tân Ghee Tiong, Trưởng Ban Văn hoá Thông tin, Phòng Cộng đồng Văn hoá Xã hội, Ban Thư ký ASEAN đã chia sẻ chiến lược truyền thông ASEAN và kinh nghiệm triển khai từ Ban Thư ký ASEAN. Hiện nay, ASEAN đã có nhiều tài liệu cập nhật tình hình và định hướng phát triển của ASEAN được truyền tải dưới nhiều phương thức truyền thông từ tạp chí, truyện tranh, podcast, video cho đến mạng xã hội. Các nhà báo có thể truy cập, khai thác tài liệu trên các phương tiện này để sản xuất các tin, bài trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về ASEAN, về các cơ hội từ quá trình hội nhập ASEAN.

mic.gov.vn

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

ISO

2

TRACUU TTHC copy.jpg

QUY HOACH.png
DAUTHAU.png
du an dau tu.png
z2968527144711 d848110be1d8764d9f668eeee98dcb61

25dichvutjietyeu

z2615644676645 cb140a8573bb0f9f0f94b7488171d6d7

banner

 cpso
 lichcongtac
z5657615487203 52310839071a4be05fd539067e9a767b

congbaohb

962256
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả các ngày
53
197
1044
835518
534
7811
962256

Your IP: 216.73.216.129
2025-07-03 07:19
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÒA BÌNH
Số giấy phép: 29/GP-SVHTTDL, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp ngày 16/5/2025
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình
Địa chỉ: Số 495, Đường Trần Hưng Đạo, Phường Phương Lâm, Thành phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình
Tel: 02183.898.678        - Email: sokhoahoccongnghe@hoabinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Trang thông tin điện tử tổng hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình
(https://sokhoahoc.hoabinh.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction