Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là "con đường sống còn"

Sáng ngày 14/6/2025, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật với 432 phiếu tán thành (đạt hơn 90%). Sự đồng thuận cao này cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong việc hoàn thiện thể chế pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới và hiện thực hóa chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Luật sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Luật sửa đổi lần này đã cập nhật và làm rõ bản chất cùng vai trò của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Theo đó, tiêu chuẩn là công cụ tự nguyện, định hướng thị trường, khuyến khích đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Ngược lại, quy chuẩn kỹ thuật là công cụ quản lý bắt buộc, nhằm đảm bảo các yếu tố thiết yếu như an toàn, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và quyền lợi người tiêu dùng.

Luật sửa đổi cũng tạo hành lang pháp lý minh bạch cho các hoạt động đánh giá sự phù hợp, bao gồm thử nghiệm, giám định, chứng nhận hợp chuẩn – hợp quy và công bố hợp chuẩn – hợp quy. Điều này giúp doanh nghiệp và tổ chức dễ dàng áp dụng, tuân thủ các quy định, đồng thời tạo sự tin cậy cho thị trường.

Lần đầu tiên, Chiến lược tiêu chuẩn quốc gia được luật hóa, khẳng định vai trò then chốt của tiêu chuẩn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, khoa học công nghệ và nâng cao năng suất quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn sẽ được xây dựng hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, ưu tiên cho các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp xanh, chuyển đổi số, phục vụ hội nhập quốc tế sâu rộng. Bộ KH&CN được giao chủ trì xây dựng và điều phối chiến lược này, phối hợp đồng bộ từ trung ương đến địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.

Một điểm đột phá quan trọng của Luật sửa đổi là việc tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương. Cụ thể, Bộ KH&CN đã đề xuất chuyển giao 78 nhiệm vụ (16 nhiệm vụ phân quyền, 62 nhiệm vụ phân cấp) cho UBND cấp tỉnh, với lộ trình thực hiện từ năm 2025 đến 2027. Điều này cho phép địa phương chủ động hơn trong các vấn đề như cấp phép dịch vụ viễn thông, thẩm định dự án CNTT, xử lý đăng ký sáng chế, cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ hay cấp phép sử dụng thiết bị bức xạ.

Việc phân cấp này không chỉ thể hiện sự tin tưởng vào năng lực quản lý của địa phương mà còn hiện thực hóa tư tưởng "địa phương làm, địa phương quyết và chịu trách nhiệm". Nó góp phần rút ngắn thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại chỗ, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Luật sửa đổi cũng chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi số và hiện đại hóa quản trị tiêu chuẩn – quy chuẩn. Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sẽ tạo ra một nền tảng tích hợp toàn quốc, kết nối liên thông giữa các bộ, ngành, địa phương. Mọi thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn, chứng nhận, công bố hợp chuẩn, hợp quy... sẽ được công khai minh bạch, dễ tra cứu, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Cơ sở dữ liệu này cũng là nền tảng quan trọng cho việc theo dõi, kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hóa, hỗ trợ công tác hoạch định chính sách và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.

Ngoài ra, Luật khuyến khích mở rộng hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp, đặc biệt là việc ký kết các hiệp định thừa nhận lẫn nhau (MRA). Điều này không chỉ giúp giảm chi phí kiểm định lặp lại mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam gia nhập thị trường quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.

Các tổ chức đánh giá sự phù hợp cũng được yêu cầu đáp ứng các điều kiện chặt chẽ về cơ sở vật chất, hệ thống quản lý và nhân lực chuyên môn đạt chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Thông tin về hoạt động của các tổ chức này sẽ được công khai và chịu sự kiểm tra, giám sát định kỳ của cơ quan nhà nước để đảm bảo chất lượng đánh giá, phòng tránh gian lận và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Với những nội dung đổi mới toàn diện, Luật sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được kỳ vọng sẽ tạo nền tảng pháp lý đồng bộ, hiện đại, kiến tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân và chính quyền địa phương cùng phát triển, góp phần hiện thực hóa các chủ trương lớn về cải cách thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong thời kỳ mới.

Nguồn: https://www.vista.gov.vn/vi/news/chien-luoc-chinh-sach-kh-cn-dmst/luat-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-luat-tieu-chuan-va-quy-chuan-ky-thuat-da-duoc-quoc-hoi-thong-qua-11442.html

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

ISO

2

TRACUU TTHC copy.jpg

QUY HOACH.png
DAUTHAU.png
du an dau tu.png
z2968527144711 d848110be1d8764d9f668eeee98dcb61

25dichvutjietyeu

z2615644676645 cb140a8573bb0f9f0f94b7488171d6d7

banner

 cpso
 lichcongtac
z5657615487203 52310839071a4be05fd539067e9a767b

congbaohb

HOP THU DIEN TU

961884
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả các ngày
162
228
672
835518
162
7811
961884

Your IP: 216.73.216.20
2025-07-01 10:00
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÒA BÌNH
Số giấy phép: 29/GP-SVHTTDL, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp ngày 16/5/2025
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình
Địa chỉ: Số 495, Đường Trần Hưng Đạo, Phường Phương Lâm, Thành phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình
Tel: 02183.898.678        - Email: sokhoahoccongnghe@hoabinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Trang thông tin điện tử tổng hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình
(https://sokhoahoc.hoabinh.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction