-
Được đăng: 05 Tháng 5 2023
-
Lượt xem: 42
Luật Viễn thông được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 6 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2010, có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế. Luật Viễn thông đã thúc đẩy cạnh tranh, phát triển cơ sở hạ tầng mạng viễn thông hiện đại, phát triển thị trường viễn thông với đa dạng các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần đảm bảo an ninh và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
151/151 xã, phường, thị trấn có đặt trạm BTS để phủ sóng thông tin di động
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, các chính sách, pháp luật về viễn thông đã đáp ứng hiệu quả quản lý Nhà nước và góp phần tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh hoạt động viễn thông, từ đó thúc đẩy hiện đại hoá cơ sở hạ tầng viễn thông, đa dạng các dịch vụ viễn thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Những năm qua, Sở Thông tin và Truyền thông đã chú trọng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về viễn thông cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn; phổ biến nhiều nội dung Luật và Nghị định, ban hành các văn bản liên quan đến các lĩnh vực quản lý viễn thông, bao gồm: Giá cước khuyến mại, cơ sở hạ tầng và kết nối, việc cấp phép viễn thông và Internet, chất lượng thiết bị và dịch vụ viễn thông, tài nguyên viễn thông,… tuyên truyền thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo trực tiếp, hội nghị trực tuyến qua cầu truyền hình, trên cổng thông tin điện tử, trên hệ thống đài truyền thanh cơ sở, qua hội nghị giao ban với các các doanh nghiệp viễn thông….
Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông tập trung đổi mới hệ thống quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh, cơ chế chính sách; tăng cường dùng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả; tuân thủ nghiêm các quy định trong quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động. Nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng mạng lưới đáp ứng yêu cầu phục vụ các cơ quan Đảng, chính quyền cũng như phục vụ nhu cầu sử dụng viễn thông - công nghệ thông tin của người dân, doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2020 – 2022, Sở đã thực hiện xác nhận sản lượng viễn thông công ích cho VNPT Hòa Bình với tổng sản lượng 251.594 hợp đồng.
Các doanh nghiệp viễn thông đã đẩy mạnh triển khai cung cấp đầy đủ các dịch vụ như: dịch vụ truyền số liệu, Internet băng rộng, phát triển dịch vụ cố định vô tuyến, dịch vụ IPTV (Internet Protocol Television) và các dịch vụ giá trị gia tăng như nhắn tin trên điện thoại cố định… Để phát triển dịch vụ các doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư xây dựng, nâng cấp, phát triển mạng lưới, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại (công nghệ NGN, mạng di động 3G/4G, sắp tới là 5G). Tỷ lệ người dân Hòa Bình sử dụng thuê bao băng rộng cố định và băng rộng di động đạt 70,1%, người dân được cập nhật tin tức, làm giàu tri thức thông qua mạng Internet nhanh chóng, thuận tiện, mọi lúc, mọi nơi. Toàn tỉnh có trên 900 nghìn thuê bao điện thoại di động (trong đó có trên 600 nghìn thuê bao sử dụng điện thoại thông minh); tỷ lệ số thuê bao điện thoại đạt 1/1 dân (trong đó số thuê bao điện thoại di động thông minh là khoảng 75%/100 dân).
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 4 mạng thông tin di động, bao gồm: Vinaphone, MobiFone, Viettel Mobile, Vietnam Mobile với tổng số 1.048 vị trí cột thu phát sóng, bán kính phục vụ 1,2 km/cột. Các nhà mạng di động đã phủ sóng di động 2G/3G/4G đến 100% các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, trạm 2G chiếm tỷ lệ 34,4%, trạm 3G chiếm tỷ lệ 33,1% và trạm 4G chiếm tỷ lệ 32,5%. Trên 95% số trạm BTS được lắp đặt thiết bị công nghệ 3G, 4G. Tỷ lệ người dân được phủ sóng 3G, 4G đạt 95%. Tỷ lệ phủ sóng di động theo khu dân cư đạt 95,8% (151/151 xã, phường, thị trấn có đặt trạm BTS để phủ sóng thông tin di động).
Luật Viễn thông trên địa bàn tỉnh được thực hiện thường xuyên, liên tục đã góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển viễn thông hỗ trợ đắc lực trong công tác chuyển đổi số trên địa bàn, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về viễn thông. Qua thực tiễn thi hành, hệ thống luật pháp về viễn thông đã phát huy vai trò to lớn trong việc phát triển thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình./.
Tin mới
- Thúc đẩy triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 - 01/11/2023 01:28
- Tình hình triển khai thực hiện một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 10/10/2023 08:37
- Hỗ trợ công tác tuyên truyền phòng, chống đuối nước, phòng, chống xâm hại trẻ em trên hệ thống tin nhắn của các nhà mạng di động và các kênh thông tin, truyền thông của tỉnh - 11/09/2023 01:50
- Phát triển, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng số, chuyển đổi số trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 - 10/07/2023 04:07
- Hội nghị tập huấn triển khai giới thiệu Ứng dụng học tập về chuyển đổi số và ký kết biên bản ghi nhớ Thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số, các dịch vụ viễn thông, bưu chính, kỹ thuật, xây dựng hạ tầng giai đoạn 2023-2028 giữa Tỉnh đoàn và Viettel Hòa Bình - 16/06/2023 09:19
Các tin khác
- Phát triển kinh tế số - Một trong ba trụ cột chuyển đổi số - 24/04/2023 03:33
- Bưu điện tỉnh và Tỉnh Đoàn ký kết thoả thuận hợp tác giai đoạn 2023-2026 - 29/03/2023 07:20
- Chuyển đổi số ngành Công Thương góp phần phát triển thương mại điện tử - 21/02/2023 02:53
- Đẩy mạnh thực hiện chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh - 08/02/2023 01:10
- Tổ chức Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 52 (năm 2023) - 11/01/2023 09:35