Thời gian qua, hạ tầng CNTT đã được UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu công việc, tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử. Hiện đã có 100% các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh có hệ thống mạng nội bộ (LAN), kết nối internet băng thông rộng tốc độ cao. Tỷ lệ cán bộ, công chức viên chức cấp tỉnh được trang bị máy tính phục vụ công việc đạt 92,8%; cấp huyện đạt 96,8%; cấp xã đạt 95,4%. 100% bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã được nâng cấp, cải tạo trụ sở hoặc đầu tư mới, trang thiết bị đảm bảo hiện đại như máy tính, màn hình giám sát, máy in, máy photocopy, máy scan cơ bản đáp ứng yêu cầu về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên môi trường điện tử. Đã có 100% các sở, ngành và 10 huyện, thành phố triến khai sử dụng chữ ký số; nhiều nơi đang nghiên cứu để tích hợp việc sử dụng chữ ký số vào hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và điều hành đế trao đối văn bản trên môi trường mạng giữa các cơ quan, đơn vị. Các sở, ngành, địa phương đã xây dựng kho dữ liệu, trang thiết bị bảo đảm an toàn thông tin ở các quy mô khác nhau, từng bước đáp úng nhu cầu triển khai tập trung, quản trị, duy trì các hệ thống thông tin và phần mềm ứng dụng một cách hiệu quả.
Công tác sử dụng, ứng dụng CNTT để CCHC, thủ tục hành chính (TTHC) hiện đại hóa nền hành chính Nhà nước của tỉnh có bước chuyển biến tích cực. Các TTHC được công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân và doanh nghiệp. Qua đó, nhiều đơn vị giải quyết số lượng lớn TTHC đảm bảo theo quy trình; thực hiện tốt việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa, một cửa hiện đại.
Nhiều mô hình, cách làm hay trong công tác giải quyết TTHC được các đơn vị xây dựng và thực hiện có hiệu quả như: Triển khai xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ” trên địa bàn tỉnh. Đến nay mô hình điểm cấp huyện đã được ra mắt và đi vào hoạt động; có 8/10 huyện, thành phố đã ra mắt mô hình tại địa phương; riêng các huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc đã triển khai đưa vào thực hiện mô hình từ năm 2022. Toàn tỉnh triển khai và hướng dẫn cán bộ, công chức ký cam kết thực hiện, làm theo khẩu hiệu “5 biết, 3 không và 4 thể hiện”. Đồng thời, thành lập hàng nghìn tố công nghệ cộng đồng với trên 13.000 thành viên. Đã có hàng nghìn trường họp người dân được trả kết quả tại nhà. Từ đó, chỉ số hài lòng của Nhân dân đối với các cơ quan Nhà nước ngày được nâng lên.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn tuyên truyền đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai sâu rộng trên nhiều kênh truyền thông khác nhau như: Trang thông tin điện tử, điện thoại thông minh, mạng xã hội Facecook, Zalo, đài truyền thanh cơ sở, pano, áp phích, tờ rơi... Ngoài ra, công tác tuyên truyền tiến hành lồng ghép qua các hội nghị, sinh hoạt cộng đồng. Từ đó đã tạo được sự chuyến biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của đảng viên, cán bộ, công chức, doanh nghiệp và Nhân dân trên địa bàn tỉnh về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cán bộ, công chức, viên chức đã thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng môi trường mạng đê giải quyêt công việc và phục vụ người dân, tố chức tham gia sử dụng các dịch vụ công do cơ quan Nhà nước cung cấp.
Hạ tầng CNTT mặc dù đã được cải thiện, song vẫn chưa thực sự động bộ và thông suốt; hệ thống máy móc thiết bị chưa được trang bị đầy đủ. Các ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước chủ yếu ở quy mô nhỏ. Nhân lực chất lượng cao chuyên ngành CNTT.
Để khắc phục những khó khăn, hạn chế trên, trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành hoàn thiện thể, tạo ra môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng và phát triển CNTT. Đẩy mạnh công tác truyền thông, tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về CNTT và các ứng dụng CNTT. Đồng thời, xây dựng công cụ đo lường, đánh giá, quy chế về bắt buộc triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước, có lộ trình rõ ràng và có mục tiêu kế hoạch cụ thể cho từng năm, có chế tài xử phạt và khen thưởng đối với người đứng đầu các cơ quan Nhà nước trong việc ứng dụng CNTT. Hỗ trợ kinh phí cho địa phương để đầu tư mua sắm trang thiết bị; nghiên cún ban hành chính sách hỗ trợ giảm lệ phí cho người dân làm TTHC khi chi trả kết quả qua bưu điện công ích./.
CTTĐT