-
Được đăng: 07 Tháng 5 2025
-
Lượt xem: 1
I. Tên đề tài: " Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động công thương tỉnh Hòa Bình trong thời kỳ hội nhập quốc tế"
Lĩnh vực xã hội nhân văn
II. Báo cáo tóm tắt
1. Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương Hòa Bình
- Các tổ chức phối hợp thực hiện đề tài:
- Tổ chức phối hợp chính:
+ Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hòa Bình
+ Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hòa Bình
+ Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Hòa bình
+ Phòng Kinh tế và hạ tầng các huyện, phòng kinh tế thành phố
- Cá nhân trực tiếp phối hợp;
- Các tổ chức phối hợp khác:
2. Thời gian thực hiện: năm 2014
3. Danh sách cán bộ tham gia:
TT |
Họ và tên, học hàm học vị |
Tổ chức công tác |
Nội dung công việc tham gia |
Thời gian làm việc cho đề tài |
1 |
Vũ Mai Hồ– Kỹ sư kinh tế xây dựng |
Sở Công Thương tỉnh Hoà Bình |
Chủ nhiệm đề tài |
10 tháng |
2 |
Nguyễn Thị Minh – Cử nhân Quản lý xã hội |
Sở Công Thương tỉnh Hoà Bình |
Thư ký |
10 tháng |
3 |
Trương Thanh Sơn – Cử nhân kinh tế QTKD thương mại |
Sở Công Thương tỉnh Hoà Bình |
Nội dung |
10 tháng |
4 |
Nguyễn Thị Thu Hà - Cử nhân Quản lý hành chính |
Sở Công Thương tỉnh Hoà Bình |
Nội dung |
10 tháng |
5 |
Phạm Trung Hân –– Thạc sỹ QTKD, kỹ thuật hệ thống điện |
Sở Công Thương tỉnh Hoà Bình |
Nội dung |
10 tháng |
6 |
Hoàng Đức Cương – Cử nhân Kinh tế chuyên ngành tài chính |
Sở Công Thương tỉnh Hoà Bình |
Nội dung |
10 tháng |
7 |
Hoàng Đức Trường– Cử nhân kinh tế chuyên ngành Kinh tế |
Sở Công Thương tỉnh Hoà Bình |
Nội dung |
10 tháng |
8 |
Phùng Huy Hồng- Cử nhân kinh tếtài chính |
Sở Công Thương tỉnh Hoà Bình |
Nội dung |
10 tháng |
9 |
Nguyễn Quý Hưng- Cử nhân kinh tế chuyên ngành kế toán |
Sở Công Thương tỉnh Hoà Bình |
Kế toán đề tài |
10 tháng |
10 |
Nguyễn Thị Hạnh- Cử nhân luật chuyên ngành Kinh tế |
Sở Công Thương tỉnh Hoà Bình |
Nội dung |
10 tháng |
4. Số Quyết định phê duyệt của UBND Tỉnh: Số 572/QĐ- UBND. Ngày 08 tháng 5 năm 2014.
5. Mục tiêu đề tài
5.1: Mục tiêu chung: Nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Qua đó đánh giá đúng thực trạng về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Công Thương tỉnh Hòa Bình. Từ đó định hướng và đề xuất các giải pháp giúp cho doanh nghiệp lĩnh vực Công Thương nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững trong thời gian tới.
5.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh.
- Điều tra khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Công Thương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Nghiên cứu định hướng phát triển doanh nghiệp lĩnh vực công thương trên địa bàn tỉnh và các chính sách hỗ trợ cho phát triển doanh nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp giúp các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Công Thương trên địa bàn Hòa Bình nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Nội dung thực hiện: Bao gồm 4 nội dung:
- Nội dung 1: Những vấn đề đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Nội dung 2: Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Nội dung 3: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công thương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Nội dung 4: Định hướng và các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Gồm 8 chuyên đề nghiên cứu:
Chuyên đề 1: Nhận thức về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh.
Chuyên đề 2:Lợi thế cạnh tranh, phương pháp và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chuyên đề 3: Tổng quan về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
Chuyên đề 4:Thực trạng các yếu tố nguồn lực và năng lực quản trị, chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Công Thương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Cơ chế chính sách của địa phương tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, định hướng, quan điểm, tiêu chí và sự lựa chọn các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao.
Chuyên đề 5:Đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách và thu hút đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Chuyên đề 6:Đề xuất giải pháp về đổi mới công nghệ, thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Chuyên đề 7: Đề xuất giải pháp về xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại mở rộng thị trường
Chuyên đề 8: Đề xuất giải pháp về nguồn nhân lực và tổ chức, quản trị doanh nghiệp.
7. Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, kết hợp với nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp chuyên gia, thăm quan học tập kinh nghiệm thực tiễn từ các tỉnh.
8. Kết quả thực hiện: Việc nghiên cứu và hoàn thành các chuyên đề luôn bám sát các nội dung, yêu cầu trong đề cương chi tiết đã được duyệt.
8.1. Mô tả kết quả nghiên cứu.
8.1.1. Tổ chức đi tham quan thực tế tại một số tỉnh
- Thời gian: Từ ngày 14/4/2013 đến ngày 18/4/2013
- Địa điểm: 02 tỉnh Ninh Thuận, Hà Tĩnh.
- Mục đích: Tham quan thực tế học tập kinh nghiệm về công tác phát triển doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn 02 tỉnh Ninh Thuận, Hà Tĩnh từ đó đề xuất công tác quản lý và phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình.
8.1.2.Công tác điều tra, khảo sát.
- Thời gian thực hiện từ: tháng 4 đến 30/5/2014
- Địa điểm thực hiện: 10 huyện và thành phố Hòa Bình
- Đối tượng điều tra:
+ 300 phiếu của các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn 10 huyện và thành phố Hòa Bình.
+ 50 phiếu của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh và các huyện.
- Kết quả điều tra: Tổ đề tài đã thu thập đầy đủ 350 phiếu điều tra theo đề cương chi tiết đã được phê duyệt và xây dựng báo cáo xử lý số liệu điều tra.
Tóm lại: Thông qua số lượng các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp được cập nhật theo tổng số phiếu điều tra cộng với được nghe trả lời trực tiếp những ý kiến theo nội dung của phiếu điều tra, có thể rút ra một vài kết luận như sau:
Thuận lợi: Hoà Bình có tiềm năng lợi thế về phát triển các loại hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt về hàng nông, lâm sản và tiểu thủ công nghiệp. Có điều kiện thuận lợi về đất đai, nguồn nhân lực, về quy hoạch, về thị trường nội địa. Có điều kiện thuận lợi về một số cơ chế chính sách được tỉnh UBND tỉnh Hòa bình quan tâm trợ giúp như về xúc tiến thương mại, khuyến công, thủ tục hành chính.
Khó khăn: Tuy nhiên qua phiếu điều tra cũng phản ánh rằng các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về vốn, đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm hàng hoá, xây dựng các website điện tử, thủ tục hành chính, thông tin thị trường nội địa và quốc tế.
8.1.3. Tổ chức Hội thảo Khoa học.
- Thời gian: Ngày 01 tháng 10 năm 2014
- Thành phần mời: Lãnh đạo các Sở: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật, Hội doanh nghiệp Trẻ, hội doanh nghiệp nhỏ và vừa; Lãnh đạo một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Công Thương (10 doanh nghiệp); Lãnh đạo các phòng ban chuyên môn đơn vị thuộc Sở.
Qua buổi hội thảo các đại biểu đã tham gia đóng góp ý kiến, nhất trí cao với các nội dung của đề tài. Ban chủ nhiệm đề tài đã hoàn chỉnh, chỉnh sửa các nội dung cho phù hợp với thực tiễn.
8.1.4. Tổ chức nghiệm thu cơ sở:
- Thời gian: Ngày 08 tháng 10 năm 2014
- Thành phần: Hội đồng nghiệm thu theo Quyết định số 178/QĐ-SCT ngày 03/10/2014 của Giám đốc Sở Công Thương.
Tập thể hội đồng đã nhất trí thông qua và đề nghị Hội đồng Khoa học cấp tỉnh cho nghiệm thu.
8.1.5. Xây dựng các báo cáo chuyên đề.
Báo cáo 08 chuyên đề (theo đề cương chi tiết đã được phê duyệt). Tiến độ thực hiện như sau:
Nội dung công việc
|
Thời gian |
Chuyên đề 1: Nhận thức về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. |
4/2014 – 6/2014 |
Chuyên đề 2: Lợi thế cạnh tranh, phương pháp và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. |
4/2014 – 6/2014 |
Chuyên đề 3: Tổng quan về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam |
4/2014 – 6/2014 |
Chuyên đề 4: Thực trạng các yếu tố nguồn lực và năng lực quản trị, chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Công Thương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Cơ chế chính sách của địa phương tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, định hướng, quan điểm, tiêu chí và sự lựa chọn các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao. |
4/2014– 30/6/2014 |
Chuyên đề 5: Đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách và thu hút đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp |
4/2014 – 20/7/2014 |
Chuyên đề 6: Đề xuất giải pháp về đổi mới công nghệ, thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. |
4/2014 -20/7/2014 |
Chuyên đề 7: Đề xuất giải pháp về xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại mở rộng thị trường |
4/2014 -20/7/2014 |
Chuyên đề 8: Đề xuất giải pháp về nguồn nhân lực và tổ chức, quản trị doanh nghiệp |
4/2014 -20/7/2014 |
9. Đánh giá, kiến nghị:
- 1.Đánh giá
Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động công thương tỉnh Hòa Bình trong thời kỳ hội nhập quốc tế” đã nêu được những lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; thực trạng những đóng góp của doanh nghiệp cho nền kinh tế của tỉnh và thực trạng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian qua, những mặt đã được và những tồn tại hạn chế cần khắc phục. Tập trung phân tích 04 nội dung chính, tương ứng với 08 chuyên đề bám sát đề cương chi tiết được duyệt, hoàn thành vượt tiến độ đề ra; phân tích nghiên cứu giữa lý luận và ứng dụng thực tiễn. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong nền kinh tề của tỉnh cũng như các cơ chế, chính sách của tỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nâng cao sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
- 2.Kiến nghị
Nhằm hỗ trợ, xây dựng doanh nghiệp phát triển vững mạnh, nâng cao sức cạnh tranh góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh và để đề tài tiếp tục phát huy có hiệu quả đã đạt được đề nghị UBND tỉnh như sau:
- Hỗ trợ kinh phí tiếp tục để đề tài xây dựng mô hình điểm, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện quản lý và phát triển bảo vệ xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm có thế mạnh của tỉnh (Rượu cần, cam…); hỗ trợ xây dựng Webssite thương mại điện tử.
- Tiếp tục cho thực hiện nghiên cứu mới đề tài như: Nghiên cứu thực trạng, giải pháp phát triển các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao thuộc các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các ngành thực hiện tốt Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 01/8/2013 của UBND tỉnh về nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2013-2015; Chỉ đạo thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong xử lý công vụ.
- Ban hành chính sáchquy định hỗ trợ cho phát triển sản xuất công nghiệp, thúc đẩy đầu tư tạo ra sản phẩm công nghiệp mới có giá trị cao trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp đi đôi với đổi mới doanh nghiệp và đổi mới công nghệ giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn 2030. Trên cơ sở và chiến lược phát triển này sẽ được cụ thể hóa bằng quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Bố trí đủ kinh phí để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại theo quyết định số 2160/QĐ-UBND ngày; chương trình Khuyến công theo Quyết định số 2674/QĐ-UBND ngày (bình quân 1.000 triệu đồng/ năm); Bố trí kinh phí triển khai thực hiện các chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030.
- Tăng cường chăm lo, xây dựng và phát triển quỹ hỗ trợ đổi mới của doanh nghiệp, quỹ phát triển khoa học công nghệ để tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh; quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ giúp cho doanh nghiệp có điều kiện để phát huy và thực hiện tốt nội hàm năng lực công nghệ.
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách đã có và ban hành kịp thời các chính sách nhằm khuyến khích phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có thế mạnh của tỉnh; Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Tin mới
- I. Tên đề tài: " Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chi bộ cơ quan, xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ Tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2020" Lĩnh vực: Khoa học xã hội và nhân văn II. Báo cáo tóm tắt. 1.Đơn vị thực hiện: : Ban Tổ chức - 07/05/2025 03:25
- I. Tên đề tài: " Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chi bộ cơ quan, xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ Tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2020" Lĩnh vực: Khoa học xã hội và nhân văn II. Báo cáo tóm tắt. 1.Đơn vị thực hiện: : Ban Tổ chức - 07/05/2025 03:24
- I. Tên đề tài: " Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chi bộ cơ quan, xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ Tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2020" Lĩnh vực: Khoa học xã hội và nhân văn II. Báo cáo tóm tắt. 1.Đơn vị thực hiện: : Ban Tổ chức - 07/05/2025 03:16
- I. Tên đề tài: " Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chi bộ cơ quan, xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ Tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2020" Lĩnh vực: Khoa học xã hội và nhân văn II. Báo cáo tóm tắt. 1.Đơn vị thực hiện: : Ban Tổ chức - 07/05/2025 03:15
- Tóm tắt đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chi bộ cơ quan, xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ Tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2020 - 07/05/2025 03:12
Các tin khác
- Tóm tẳt đề tài: Chuyển giao công nghệ và mở rộng sản xuất giống ngô lai ngắn ngày, chịu hạn, năng suất cao LVN25, SB099 tại các huyện trong tỉnh Hòa Bình - 07/05/2025 02:55
- Đề tài: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Cơm Lam Mường Động” cho sản phẩm Cơm Lam huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. - 02/04/2025 08:33
- Đề tài: Nghiên cứu giá trị lịch sử, văn hóa các tư liệu, kỹ vật của Trung đoàn 52 Tây Tiến nhằm giáo dục truyền thống và phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình - 26/03/2025 02:55
- Đề tài: Nghiên cứu vai trò của đầu tư công trong khai thác tiềm năng và phát triển bền vững du lịch tỉnh Hòa Bình - 25/03/2025 09:15
- Đề tài: Nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác tham mưu giúp cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. - 24/03/2025 08:38