Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là "con đường sống còn"

(TG) - Khi đại dịch COVID - 19 đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường ở nước ta, cùng với các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đồng bộ, quyết liệt, hơn bao giờ hết, cần nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền về vaccine phòng COVID - 19.

QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG

Việt Nam đang chứng kiến đợt bùng phát thứ tư của dịch COVID - 19 với tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm hơn bao giờ hết. Dịch bệnh đã xuất hiện ở hầu hết các tỉnh, thành phố, với tâm điểm là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, gây tổn hại nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và người dân.

Để người có thể tin tưởng, sử dụng an toàn, hiệu quả “vũ khí vaccine” trong cuộc chiến chống giặc COVID-19, hoạt động tuyên truyền về vaccine phải đi trước một bước. Hoạt động này nhằm thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội về vị trí, vai trò của vaccine trong phòng, chống dịch COVID-19, “chinh phục”, xóa bỏ những hoang mang, lo sợ, nghi ngại của người dân về sự an toàn khi sử dụng vaccine. 

Khi hiệu quả tuyên truyền được nâng cao, sẽ trở thành “vaccine tư tưởng, tinh thần” thống nhất được ý chí và hành động của toàn dân, quy tụ được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch. Công tác tuyên truyền không chỉ giúp Việt Nam vượt qua đại dịch mà còn góp phần và “sự nỗ lực chung của toàn nhân loại vì một thế giới an toàn, lành mạnh, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng”.(1)

Hoạt động tuyên truyền về vaccine phòng COVID-19 ở nước ta hiện nay cần tập trung vào các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Ủy ban nhân dân các cấp về công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.  Chú trọng tuyên truyền đầy đủ, sâu sắc nội dung Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19. Vận động người dân ở trong nước và kiều bào nước ngoài, các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp tích cực, tự giác chung tay đóng góp, ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam.

Thứ hai, vận động các tầng lớp nhân dân ủng hộ công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 theo tinh thần “Tiêm vaccine phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”, tham gia tiêm chủng đầy đủ khi đến lượt, để đạt được miễn dịch cộng đồng, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới. Vận động mọi người dân thực hiện nghiêm thông điệp “5K + vaccine” để đạt hiệu quả phòng, chống dịch hiệu quả, bền vững.

Thứ ba, tuyên truyền, phổ biến kịp thời những nỗ lực của Chính phủ, Bộ Y tế, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong đàm phán, mua và cung ứng vaccine phòng COVID-19 về Việt Nam; nỗ lực nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam; công khai đầy đủ thông tin về việc phân phối, sử dụng các loại vaccine đã được nhập về cho các địa phương trong cả nước. Chú trọng phân tích đầy đủ, cụ thể, tỉ mỉ, sâu sắc về ưu, nhược điểm của các loại vaccine đang được sử dụng, cũng như các biện pháp bảo đảm an toàn sau tiêm chủng, để mỗi người dân yên tâm, tránh tâm lý hoài nghi, dao động, lưỡng lự khi tham gia tiêm chủng.

Thứ tư, tăng cường thu thập thông tin từ dư luận xã hội và mạng xã hội để phát hiện, xử lý kịp thời các tin giả, tin đồn, tin sai sự thật liên quan đến vaccine và hoạt động tiêm vaccine ở Việt Nam.

Cần nâng cao cảnh giác, đấu tranh làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề vaccine để chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, cản trở các hoạt động triển khai Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 và những nỗ lực phòng, chống dịch bệnh ở nước ta. Đồng thời, tuyên truyền lan tỏa những tấm gương tiêu biểu, những điển hình tiên tiến trong thực hiện các hoạt động tiêm vaccine phòng COVID-19.

NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, TRÁCH NHIỆM CỦA TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN VÀ TOÀN QUÂN

Tuyên truyền về vaccine phòng COVID-19 ở nước ta hiện nay là nhiệm vụ chính trị, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Không một lực lượng nào có thể đứng ngoài nhiệm vụ này để sớm đẩy lùi dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.

Do đó, để nâng cao hiệu quả tuyên truyền về vaccine phòng dịch COVID-19 ở Việt Nam hiện nay, cần triển khai thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với hoạt động tuyên truyền về vaccine phòng COVID-19.  

Cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính quyền các cấp cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, quản lý hoạt động tuyên truyền về vaccine phòng COVID-19 theo đúng định hướng, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước.

Các cấp, các ngành, các lực lượng tham gia phải bám sát tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19, tiến độ thực hiện Chiến lược tiêm vaccine phòng COVID-19 để xác định mục tiêu, nội dung, cách thức, biện pháp tiến hành tuyên truyền một cách phù hợp. Từ đó, huy động và sử dụng tốt các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) triển khai các hoạt động tuyên truyền này.

Hai là, phát huy thế trận “chiến tranh nhân dân” trong thực hiện các hoạt động tuyên truyền về vaccine phòng COVID-19, trong đó lực lượng nòng cốt là các cơ quan ngôn luận, truyền thông của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.

Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương phải thực sự xung kích, đi đầu trong thực hiện các hoạt động tuyên truyền về vaccine phòng COVID-19, tích cực, chủ động xây dựng các tin, bài, phóng sự, chương trình truyền hình, phát thanh, tọa đàm, giao lưu trực tuyến... liên quan đến vaccine và các hoạt động tiêm chủng. Tăng cường số lượng, chất lượng các phóng viên “thực địa” để đưa tin, phản ánh kịp thời, chân thực, chính xác kết quả hoạt động tiêm vaccine ở các địa phương, nhất là tại các địa phương là tâm dịch.

Phát huy vai trò của toàn dân trong tham gia thực hiện các hoạt động tuyên truyền về vaccine phòng dịch COVID-19, gắn tuyên truyền vaccine với hoạt động của các “tổ Covid cộng đồng”, với cuộc sống sinh hoạt của người dân ở các thôn, xóm, tổ dân phố, khu dân cư. “Thế trận” này phát huy hiệu quả sẽ xóa được những “khoảng trắng”, “vùng trống”, bảo đảm những thông tin về vaccine, về hoạt động tiêm chủng đến được kịp thời với các tầng lớp nhân dân, các địa bàn trên cả nước.

Ba là, tiến hành có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền về vaccine phòng COVID-19 trên mạng xã hội.

Với những ưu điểm cung cấp lượng thông tin lớn, có tốc độ lan truyền nhanh, không bị cản trở bởi không gian, thời gian, mạng xã hội là một trong những kênh tuyên truyền về vaccine phòng COVID-19 hiệu quả. Hoạt động tuyên truyền này cần được triển khai rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Viber, TikTok, Lotus... với nhiều nội dung, hình thức phong phú. Thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương thời gian qua cho thấy, nhiều tổ dân phố, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… đã lập nhiều hội, nhóm trên mạng xã hội để chia sẻ thông tin về việc tiêm vaccine đến các thành viên, qua đó, kịp thời giải thích, vận động mọi người cùng tham gia tiêm phòng.

Bốn là, phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng và các tầng lớp nhân dân trong phát hiện, xử lý, đấu tranh với những thông tin giả mạo, xuyên tạc về vaccine, lợi dụng vấn đề vaccine để chống phá Đảng, Nhà nước ta, cản trở cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Thông tin giả mạo, xuyên tạc về vaccine đang là vấn nạn đối với nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Liên quan đến vaccine phòng COVID-19 hiện có nhiều luồng thông tin thất thiệt, nhưng chủ yếu xoay quanh một số nội dung như: về sự cần thiết và tính minh bạch Quỹ vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam, về sự cần thiết tiêm phòng vaccine, về tính an toàn của các loại vaccine, về việc phân bổ vaccine, về liệu trình tiêm, đối tượng được tiêm và phản ứng sau tiêm chủng của từng loại vaccine...

Đặc biệt, một số đối tượng cơ hội chính trị, chống đối trong và ngoài nước đã tung ra muôn vàn luận điệu xuyên tạc về tình hình triển khai tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 ở Việt Nam, hòng tạo tâm lý hoang mang trong dư luận, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; từ đó gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh ở nước ta.

Đối diện với tình hình đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa việc kiểm soát thông tin, nhất là thông tin trên mạng xã hội, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm những hành vi tung thông tin thất thiệt về tình hình vaccine ở Việt Nam.

Mỗi cá nhân cần tỉnh táo khi tiếp cận thông tin trên mạng xã hội, cân nhắc trước khi thực hiện các tương tác trên mạng xã hội (như: thích (like), chia sẻ (share) hoặc bình luận (comment)), kịp thời phát hiện, tố giác những thông tin xấu, độc, sai sự thật đến cơ quan chức năng để xử lý.

Đồng thời, lan tỏa, biểu dương, khích lệ những tấm gương điển hình trong công tác phòng, chống dịch nói chung, trong thực hiện các mặt công tác liên quan đến vaccine phòng COVID-19 nói riêng để tạo dư luận tích cực trong đời sống xã hội.

Thực tiễn cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hiện nay đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tuyên truyền về vaccine phòng COVID-19, để nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng và có hành vi đúng đắn, bảo đảm sức khỏe và sinh mạng của mỗi người dân.

TS. Nguyễn Quang Tạo

Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn quân sự

Khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong Thư gửi học sinh, tháng 9/1945 “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Cả cuộc đời, Người luôn đau đáu mục tiêu “hạnh phúc cho nhân dân”. Người từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, bởi một lẽ giản dị “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

 

sach-HCM.jpg

Cuốn sách Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc

Qua thực tiễn 35 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thể hiện một cách sinh động ý chí, khát vọng phát triển của dân tộc ta. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng lần đầu tiên đề cập tới khát vọng Việt Nam gắn với tầm nhìn chiến lược, đó là: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”; “phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Trên tinh thần đó, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nâng cao ý chí tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và người dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nhiệm vụ cách mạng trong các giai đoạn lịch sử. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cần khơi dậy khát vọng được cống hiến; giáo dục lý tưởng, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức, nhân cách. Học Bác là để sống có ích; để làm việc, làm người; để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Như triệu mạch nguồn khe suối đổ về thành sông, muôn dòng sông hòa thành biển lớn, mỗi cá nhân nỗ lực làm việc có ích cho cộng đồng, coi đó là trách nhiệm và danh dự của bản thân sẽ tạo nên nguồn sức mạnh cộng hưởng lan tỏa rộng khắp, trở thành động lực mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Cuốn sách Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc gồm hơn 100 bài phát biểu, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, các nhà nghiên cứu, làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và vai trò, ý nghĩa với công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; những kết quả đạt được trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới.

(Mic.gov.vn)

Nghị quyết 06 - NQ/TU về "Xây dựng huyện Mai Châu trở thành Điểm du lịch quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” sau 5 năm triển khai có kết quả tích cực.


Có thể nói, Nghị quyết 06 đóng vai trò định hướng cho các hoạt động phát triển du lịch tại Mai Châu những năm gần đây. Sau 5 năm thực hiện, nhiều giải pháp đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Tại Mai Châu, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường được tăng cường; chất lượng dịch vụ, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cho du khách tại các cơ sở kinh doanh du lịch từng bước được nâng cao.

Công tác tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Luật Du lịch năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch được các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch thực hiện theo đúng quy định. Công tác quản lý quy hoạch được chú trọng, đã định hướng và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khai thác phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.

Mai Châu: Những bước tiến mới để trở thành điểm du lịch quốc gia năm 2030 - 1
Du lịch Mai Châu đã có nhiều sự đổi mới sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 06.

Sau khi UBND tỉnh Hòa Bình công bố quyết định quy hoạch Điểm du lịch quốc gia Mai Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, số lượng các nhà đầu tư về du lịch, thương mại vào Mai Châu ngày càng nhiều. Tính đến nay, trên địa bàn huyện có gần 20 dự án du lịch, thương mại được UBND tỉnh Quyết định chủ trương đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 178 tỷ đồng, vốn đầu tư đã và đang thực hiện là 150,7 tỷ đồng gồm các đơn vị: Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh (Thị trấn Mai Châu); Công ty TNHH khách sạn và Du lịch Mặt trời (xã Chiềng Châu); Công ty TNHH Du lịch và nghỉ dưỡng sinh thái Mai Châu (Mai Châu Ecolodge); Dự án du lịch sinh thái Cha Lang (Mai Châu Villas, xã Mai Hịch). Dự án (Avana) khu du lịch Suối Tù, xã Bao La và xã Piềng Vế; Công ty TNHH du lịch sinh thái Ba Khan (xóm Khan Hạ, xã Ba Khan); Mai Châu Hideaway Resort (xóm Suối Lốn, xã Sơn Thuỷ).

Ngoài ra, còn có các dự án Khu du lịch làng Bích Họa (xóm Hải Sơn, xã Mai Hịch); Các dự án đang nghiên cứu, khảo sát đầu tư như: Dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Tà Xông A; dự án Khu du lịch sinh thái cộng đồng kết hợp thương mại du lịch Bản Lác 3 (xã Chiềng Châu, xã Nà Phòn); Du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng tại xã Sơn Thủy, Khu nghỉ dưỡng cao cấp Tà A Sông (xóm Chà Đáy, xã Pà Cò); Khu phát triển Thung A Láng tại xã Hang Kia; Khu sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp - Dưỡng lão quốc tế Bao La - Đồng Tân tại xã Đồng Tân và xã Bao La.

Cùng với đó, công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch cũng được quan tâm. Các lễ hội dân gian được duy trì và phục dựng để truyền bá tinh hoa văn hóa đến với khách du lịch, có thể kể đến như: Lễ hội Xên Mường của dân tộc Thái; lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông; lễ hội Xuân Sơn Động của dân tộc Dao; lễ hội Khai Hạ của dân tộc Mường...

Huyện cũng đã hoàn thành đầu tư tôn tạo và đưa vào sử dụng Đền thờ Lang Bôn gắn với tổ chức lễ hội “Xên Mường” của dân tộc Thái; hỗ trợ thành lập và đưa vào hoạt động mô hình Hợp tác xã Dệt thổ cẩm và Dịch vụ du lịch xã Chiềng Châu; quản lý và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho 138 đội văn nghệ cơ sở...

Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch được đẩy mạnh. Các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề cho lao động trực tiếp là người dân địa phương đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu được mở rộng. Tỉnh Hòa Bình cũng đầu tư kinh phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo công trình hạ tầng giao thông phục vụ phát triển du lịch tại vùng lõi của Điểm du lịch quốc gia Mai Châu (xã Chiềng Châu, xã Nà Phòn, xã Nà Thia, Thị trấn Mai Châu).

Tính đến 31/12/2020, huyện Mai Châu có 146 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 12 khách sạn, 28 nhà nghỉ và 103 nhà nghỉ cộng đồng (Homestay) với tổng số 555 phòng nghỉ, 1 hợp tác xã vận tải sử dụng xe điện phục vụ chuyên chở khách trong Khu du lịch với 30 đầu xe; thu hút 1.200 lao động trong lĩnh vực du lịch. Năm 2019 (thời điểm chưa bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19), huyện đón 379.500 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 166.500 lượt khách, khách nội địa là 213.000 lượt khách; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 263 tỷ đồng.

Năm 2020, huyện đón 145.200 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 12.396 lượt khách, khách nội địa là 132.804 lượt khách; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 105,9 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2021, số lượng khách đến tham quan du lịch tại huyện Mai Châu ước đón được 267.301 lượt khách trong đó, khách quốc tế là 623 lượt khách, khách nội địa là 266.678 lượt; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 222 tỷ đồng.

Trong thời gian tới, huyện Mai Châu tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 06 như phát triển đa dạng thêm các sản phẩm du lịch; đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển du lịch tại vùng trọng điểm; mở rộng liên kết với các công ty du lịch để hình thành các tour, tuyến du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; xây dựng môi trường du lịch thân thiện, bền vững nhằm thu hút du khác, hướng đến đưa Mai Châu trở thành điểm du lịch quốc gia vào năm 2030.

(VTC News)

 

Sáng 26.8, tại Trung tâm hội nghị Hòa Bình, đoàn viên Công đoàn Viên chức tỉnh Hòa Bình tình nguyện tham gia hiến máu theo chương trình “Hành trình Đỏ” năm 2021. 

Tại buổi hiến máu, các đoàn viên đã được y, bác sĩ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tư vấn, kiểm tra sức khỏe và làm các thủ tục cần thiết để hiến máu.

Ban tổ chức đã quy định thời gian hiến máu cho từng nhóm công đoàn cơ sở để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cử tình nguyện viên hướng dẫn và yêu cầu đoàn viên đến hiến máu đo thân nhiệt và thực hiện “thông điệp 5K” của Bộ Y tế.

Kết quả đã có 174 cán bộ, đoàn viên Công đoàn Viên chức tỉnh Hòa Bình tham gia. Trên 100 đơn vị máu được ban tổ chức chương trình tiếp nhận.

Đây là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tình cảm, tấm lòng nhân ái, sẻ chia, trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên công đoàn đối với cộng đồng, góp phần chung tay cùng với cả nước sớm đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 và lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện ngày càng phát triển sâu rộng trong xã hội.

- Báo lao động

Ngày 28/7/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND  về ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại tỉnh Hoà Bình. Phạm vi điều chỉnh: Quy định việc xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Hòa Bình. Đối tượng áp dụng là các đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình; các đơn vị tham gia thực hiện Chương trình; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Nguyên tắc xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh: Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình; kinh phí thực hiện Chương trình phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và đúng chế độ tài chính hiện hành; hoạt động xúc tiến thương mại cụ thể phải có tính khả thi về nội dung, phương thức, thời gian, địa điểm, kinh phí và tiến độ triển khai; khuyến khích huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại.

Kinh phí thực hiện Chương trình được hình thành từ nguồn Ngân sách Nhà nước; Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

UBND tỉnh giao Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình chủ trì hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy chế này; chủ trì, triển khai thực hiện các chương trình, Đề án Xúc tiến thương mại khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hướng dẫn xây dựng các chương trình, Đề án Xúc tiến thương mại theo đúng quy định; chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, báo cáo nội dung và kết quả thực hiện Chương trình, Đề án Xúc tiến thương mại tại địa phương về Cơ quan quản lý nhà nước theo đúng quy định; tổng kết việc thực hiện Quy chế, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định việc sửa đổi, bổ sung quy chế này trong trường hợp cần thiết. Sở Công thương Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại theo đúng quy định; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại diễn ra trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch hướng dẫn việc lập dự toán, phân bổ, sử dụng và thanh quyết toán các khoản kinh phí xúc tiến thương mại tỉnh theo quy định của pháp luật.

PV

Chuyên mục phụ

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

ISO

2

TRACUU TTHC copy.jpg

QUY HOACH.png
DAUTHAU.png
du an dau tu.png
z2968527144711 d848110be1d8764d9f668eeee98dcb61

25dichvutjietyeu

z2615644676645 cb140a8573bb0f9f0f94b7488171d6d7

banner

 cpso
 lichcongtac
z5657615487203 52310839071a4be05fd539067e9a767b

congbaohb

943373
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả các ngày
385
478
2535
812917
3861
14812
943373

Your IP: 3.142.242.51
2025-05-10 09:19
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÒA BÌNH
Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, Phường Phương Lâm, Thành phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình
Tel: 02183.898.678        - Email: sokhoahoccongnghe@hoabinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction