Ngày 20/02/2025, Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 33-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Mục tiêu của Chương trình hành động nhằm phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh nhằm tạo bứt phá về lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tỉnh Hòa Bình thuộc nhóm dẫn đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế phát triển với công nghiệp là động lực, du lịch là mũi nhọn, nông nghiệp sản xuất hàng hóa nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ là nền tảng, gắn kết với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và hệ thống đô thị xanh, thông minh. Chủ động tham gia hội nhập quốc tế và kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thúc đầy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tỉnh.
Tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh đạt mức trung bình chung của cả nước. Nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ công nghệ tiên tiến, hiện đại để chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất và đời sống, tập trung một số lĩnh vực, công nghệ ưu tiên: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ số, công nghệ chế biến nông lâm sản, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, trồng và chế biến dược liệu,...
Bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đối mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 8% một năm; tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế trên 40%. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trên địa bàn đạt tối thiểu 30% GRDP.
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo góp phần quan trọng xây dựng, phát triển giá trị văn hóa, xã hội, con người Hòa Bình, đóng góp vào chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì trên 0,7.
Hình thành ít nhất 01 Khu nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tập trung, hiện đại, kết nối chặt chẽ với Khu công nghệ cao Hòa Lạc, các trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước và quốc tế.
Các tổ chức khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo được sắp xếp bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu - ứng dụng - đào tạo.
Toàn bộ hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh được thực hiện trên môi trường số.
Tỉ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp đạt trên 80%. Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trong giải quyết TTHC, dịch vụ công đạt trên 80%. Tỷ lệ giao dịch không dùng tiền mặt đạt 80%. Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 95%.
Tỷ lệ phủ sóng 4G đạt 100% và phủ sóng 5G đạt 99%.
Hoàn thành việc xây dựng Trung tâm dữ liệu tỉnh hiện đại, đạt tiêu chuẩn, an toàn, bền vững trong năm 2028.
Hoàn thành xây dựng và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu các ngành, lĩnh vực như đất đai, tài nguyên, nông nghiệp, quy hoạch, giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch...
Có cơ sở đào tạo trình độ từ đại học trở lên về công nghệ tại tỉnh, đề tập trung đào tạo nguồn nhân lực khoa học, công nghệ, đối mới sáng tạo và chuyển đổi số của tỉnh.
Hình thành trung tâm Logictics khu vực Tây Bắc tại tỉnh.
Xây dựng thành phố Hòa Bình trở thành đô thị thông minh mức cơ bản; từng bước xây dựng đô thị thông minh trên địa bàn các huyện gắn với du lịch sinh thái.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình trở thành bệnh viện thông minh.
Phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số đạt mức khá của quốc gia.
Đảm bảo về an toàn, an ninh không gian mạng, an ninh dữ liệu và bảo vệ dữ liệu.
Tầm nhìn đến năm 2045: Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tỉnh Hòa Bình phát triển vững chắc, góp phần đưa tỉnh Hòa Bình trở thành tỉnh phát triển, có thu nhập bình quân đầu người đạt mức cao, là trung tâm dịch vụ du lịch và công nghiệp chế biến chế tạo hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc; Tỷ lệ đóng góp của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo vào GRDP đạt 50%. Có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và kết nối; hệ thống đô thị thông minh; khu vực nông thôn hiện đại, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, thích ứng hiệu quả với tác động của biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo vững chắc.
Nội dung chương trình hành động gồm 7 chương trình thành phần:
Chương trình 1: Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tỉnh.
Chương trình 2: Khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện cơ chế, chính sách; xóa bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển KH, CN đổi mới sáng tạo và CĐS của tỉnh.
Chương trình 3: Tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và CĐS của tỉnh.
Chương trình 4: Phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển KH, CN, đổi mới sáng tạo và CĐS của tỉnh.
Chương trình 5: Đẩy mạnh CĐS, ứng dụng KH, CN, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị; nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý NN trên các lĩnh vực, bảo đảm QPAN.
Chương trình 6: Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động KH, CN, đổi mới sáng tạo và CĐS trong doanh nghiệp.
Chương trình 7: Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển KH, CN, đổi mới sáng tạo và CĐS./.
Theo hoabinh.gov.vn