Thông tin chỉ đạo, điều hành
Sau 3 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trên địa bàn tỉnh; đến nay, nhận thức của cấp ủy, chính quyền về triển khai Chiến lược từng bước được nâng lên. Tỉnh đã và đang đẩy mạnh ứng dụng, phát triển trí tuệ nhân tạo vào tất cả các ngành, lĩnh vực của tỉnh.
 
Thành phố Hòa Bình tổ chức các cuộc thi ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để tuyên truyền, giới thiệu văn hóa, du lịch trên địa bàn.

Để đẩy mạnh ứng dụng Trí tuệ nhân tạo bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch để triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Đồng thời, quan tâm, đầu tư xây dựng hạ tầng dữ liệu phục vụ ứng dụng và phát triển Trí tuệ nhân tạo. Tỉnh đã kết nối chính thức được 09/17 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, gồm: Lý lịch tư pháp; Đăng ký kinh doanh; Hộ tịch; Cấp mã số đơn vị quan hệ ngân sách; Bảo hiểm xã hội; Danh mục dùng chung; cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; Thanh toán dịch vụ công; Hệ thống mã bưu chính VpostCode). có 8/17 hệ thống đang thực hiện kết nối thử nghiệm. Năm 2023, UBND giao Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện nâng cấp nền tảng tích hợp, chia sẻ dùng chung của tỉnh nhằm đảm bảo hoạt động có đầy đủ tính năng, chức năng. Sở thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng đã giúp cho công chức, viên chức củng cố được kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc, góp phần tạo nền hành chính hiện đại, công khai, minh bạch ở chính quyền các cấp. 

Các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong phạm vi địa phương quản lý được duy trì hiệu quả. Tỉnh đã công bố 1.113 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 745 dịch vụ công trực tuyến một phần trên Cổng Dịch vụ công tỉnh. Sở Thông tin và Truyền thông hiện đang tổ chức thiết lập, kết nối các dịch vụ công trực tuyến toàn trình, dịch vụ công trực tuyến một phần này lên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh. Đồng thời thực hiện các thủ tục thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh. Qua đó đã đáp ứng các yêu cầu mới cơ quan Trung ương về khai thác dữ liệu dân cư; bảo đảm hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh không bị gián đoạn trong phục vụ giải quyết TTHC, dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu và bảo đảm an toàn thông tin. Tỉnh đang tiếp tục triển khai hoàn thành việc kết nối các hệ thống thông tin của các cơ quan Trung ương với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh theo hướng dẫn của các Bộ, ngành.

Tỉnh ưu tiên các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học- công nghệ, du lịch. Trong đó, ngành Y tế sử dụng Hệ thống Telehealth kết nối bệnh viện Trung ương với các cơ sở; ngoài ra các cơ sở khám bệnh thực hiện triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy, không dùng tiền mặt trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Phần mềm SMAS và VnEdu được triển khai đến 100% cơ sở giáo dục. Các hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu về giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và mầm non được triển khai, đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kiến trúc Chính phủ điện tử. Triển khai giáo dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sở Khoa học và Công nghệ đã chủ trì xây dựng và tăng cường quản lý và phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản phẩm hàng hóa của tỉnh trên Website txng.hoabinh.vn. Trong hai năm 2022, 2023, Sở đã tiến hành đánh giá, xét chọn và đăng tải dữ liệucấp mã truy xuất nguồn gốc của tỉnh cho trên 80 sản phẩm nông sản, truyền thống chủ lực của tỉnh. Trong lĩnh vực nông nghiệp đã hoàn thành và phát hành Phần mềm “Quản lý cơ sở dữ liệu sâu bệnh hại” bao gồm phần mềm chạy trên nền tảng web với địa chỉ http://quanlysaubenhhoabinh.com và ứn gdụng trên thiết bị di động Quản Lý Sâu Bệnh HB. Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, xác thực chống giả và kết nối cung cầu tại địa chỉ hb.check.net.vn, hiện đã có trên 40 cơ sở và 700 sản phẩm được quảng bá và giới thiệu trên hệ thống. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh trên khai hệ thống du lịch thông minh với 4 thành phần, gồm: Cổng Du lịch thông minh với tên miền hoabinhtourism.vn; Ứng dụng Du lịch Hòa Bình trên thiết bị di động (APP HoabinhTourism); Tạo lập CSDL về khu, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch và khách du lịch và kết nối liên thông giữa cơ quan nhà nước về du lịch với doanh nghiệp du lịch; Hệ thống Wifi công cộng tại các điểm du lịch trọng điểm của tỉnh…

Hoạt động liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về khoa học và công nghệ bước đầu triển khai có hiệu quả. Đến nay, tỉnh đã triển khai chương trình hợp tác về khoa học công nghệ giữa tỉnh Hoà Bình với thành phố Gimje, tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc; Quận Ulju, thành phố Ulsan, Hàn Quốc; Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST)…; hợp tác với trường Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Lâm nghiệp. Các hoạt động đã tạo điều kiện cho một số tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài tham dự, trình diễn một số ứng dụng công nghệ mới, có khả năng tiếp cận với thị trường của tỉnh, làm cơ sở cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có cơ hội trao đổi, giao lưu và phát triển khoa học công nghệ. Trong đó tận dụng các nguồn lực là thế mạnh của mỗi bên như: Sản phẩm hàng hóa là đặc sản; hỗ trợ tỉnh trong sản xuất giống cây trồng, trồng và chế biến dược liệu, sản xuất, chế biến rau, củ, quả, bảo quản nông sản sau thu hoạch, trồng và phát triển cây lâm nghiệp, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ cải tạo đất và xử lý phế thải chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy sản, xây dựng nền tảng kết nối doanh nghiệp, thúc đẩy cung và cầu nguồn lực.

Các cơ quan, đơn vị trong tỉnh tiếp tục duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hoà Bình, phiên bản 2.0 phù hợp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo định hướng phát triển Chính phủ điện tử/Chính phủ số; thường xuyên cập nhật các xu thế công nghệ như Cloud Computing, AI, Big Data để lựa chọn các giải pháp xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hiện đại, tiên tiến phục vụ công tác quản lý Nhà nước và vận hành hiệu quả hạ tầng mạng Truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước./.

CTTĐT

Tin mới

Các tin khác

Viết bởi Quản trị trang TTĐT